ĐẦY ĐỦ VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 MÀ BẠN CẦN BIẾT
Mục lục [Ẩn]
- I. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
- II. Cách đăng ký thi đánh giá năng lực 2023
- III. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực
- IV. Các hình thức thi đánh giá năng lực
- V. Cách tính điểm thi đánh giá năng lực 2023
- 1. Đại học Quốc gia Hà Nội
- 2. Đại học Quốc gia TP.HCM
- 3. Đại học Bách khoa Hà Nội
- 4. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 5. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
- 6. Bộ Công an
- VI. Ưu và nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực
- VII. Lịch thi đánh giá năng lực 2023 mới nhất
- 1. Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
- 2. Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2023
- 3. Lịch thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội 2023
- 4. Lịch thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 5. Lịch thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm TP. HCM 2023
- 6. Lịch thi đánh giá năng lực Bộ Công an 2023
- VIII. Các trường đại học dùng kết quả thi đánh giá năng lực 2023
- IX. Một số câu hỏi khác về kỳ thi đánh giá năng lực 2023
- 1. Thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?
- 2. Thi đánh giá năng lực để làm gì?
- 3. Kỳ thi đánh giá năng lực có bắt buộc không?
- 4. Thi đánh giá năng lực có khó không?
- 5. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Kết luận
Nhằm đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đại học, các trường Đại học trên cả nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM,... đã tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực. Vậy kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Cách đăng ký như thế nào? Cấu trúc bài thi ra sao? Cùng tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
I. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) là một kỳ thi được tổ chức độc lập bởi một trường đại học. Kết quả và điểm số từ kỳ thi này được sử dụng để đánh giá và quyết định việc xét tuyển học sinh vào Đại học. Đây là một bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn. Cũng có một số trường khác có thể sử dụng kết quả của kỳ thi ĐGNL trong quá trình xét tuyển.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản kỳ thi Đánh giá năng lực là một phương thức xét tuyển Đại học khác bên cạnh rất nhiều phương thức xét tuyển phổ biến, bao gồm sử dụng điểm thi kỳ thi THPT Quốc Gia, điểm học bạ, tuyển thẳng dựa trên việc đạt giải trong các cuộc thi cấp Quốc gia hoặc Quốc tế hay chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC, TOEFL, IELTS.
1. Ý nghĩa
Bài thi đánh giá năng lực giúp các trường Đại học đánh giá khả năng và năng lực của thí sinh khi xét tuyển vào trường.
Ngoài ra, các kỳ thi đánh giá năng lực cũng dùng để kiểm tra và đánh giá một số trình độ cơ bản của thí sinh. Ví dụ, bài thi có khả năng đo lường khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic, khả năng xử lý dữ liệu và khả năng giải quyết vấn đề của thí sinh.
2. Mục đích
Mục đích chính của bài thi đánh giá năng lực là để phục vụ việc xét tuyển vào đại học và đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, kỳ thi đánh giá năng lực còn giúp các thí sinh định hướng nghề nghiệp tương lai dựa trên kiến thức và năng lực của bản thân thông qua việc đánh giá tổng quan về kiến thức tự nhiên, xã hội, khả năng tư duy, kỹ năng, và phẩm chất đạo đức của từng thí sinh.
II. Cách đăng ký thi đánh giá năng lực 2023
Để tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 và tham gia quá trình xét tuyển, thí sinh có thể đăng ký qua hình thức trực tuyến trên trang thông tin điện tử chính thức của kỳ thi tại các địa chỉ website: https://hsa.edu.vn/ (Đại học Quốc gia Hà Nội), http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn./ (Đại học Quốc gia TP.HCM), https://tsa.hust.edu.vn/dk (Đại học Bách khoa Hà Nội), https://dkdgnl.hcmue.edu.vn/login (Trường Đại học Sư phạm TP.HCM),...
Tiếp theo, bạn cần tạo tài khoản và khai báo các thông tin cơ bản như họ tên, trường THPT, CCCD/CMND,... và lựa chọn địa điểm thi. Sau đó, bạn cần thanh toán lệ phí thi.
III. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực
Nhìn chung, nội dung của các bài thi đánh giá năng lực đều được tích hợp cả kiến thức và tư duy, dưới hình thức số liệu, dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Do đó, bài thi không chỉ đánh giá khả năng suy luận mà còn đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của thí sinh một cách hiệu quả.
Dưới đây là bảng so sánh cấu trúc của các bài thi đánh giá năng lực 2023 phổ biến nhất:
STT |
Tên kỳ thi |
Cấu trúc |
Các môn trong bài thi ĐGNL |
1 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
3 phần:
|
7 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
2 |
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
3 phần:
|
8 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
3 |
Đại học Bách khoa Hà Nội |
3 phần:
|
6 môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh |
4 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
8 bài thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý |
|
5 |
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM |
6 bài thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh |
|
6 |
Bộ Công an |
2 mã đề:
|
8 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
IV. Các hình thức thi đánh giá năng lực
Hiện tại, có hai hình thức thi đánh giá năng lực là thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc thi trên giấy. Riêng có Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội không sử dụng hình thức thi truyền thống mà sử dụng hoàn toàn hình thức thi trực tuyến trên máy tính. Thí sinh sẽ tham gia kỳ thi trong các phòng máy tại cơ sở tổ chức thi.
V. Cách tính điểm thi đánh giá năng lực 2023
1. Đại học Quốc gia Hà Nội
Cách tính điểm bài thi Đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:
- Kết quả thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ tương ứng với 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời sẽ không được tính điểm.
- Tổng điểm tối đa có thể đạt được trong bài thi là 150 điểm.
2. Đại học Quốc gia TP.HCM
Trong kỳ thi Đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia TP.HCM, thang điểm được sử dụng là 1.200 với tổng cộng 120 câu hỏi. Tuy nhiên, điểm cho mỗi câu hỏi không đồng đều 10 điểm, bởi kết quả thi sẽ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại dựa trên lý thuyết Đáp án Đúng tương ứng (Item Response Theory - IRT).
Mỗi câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau, phụ thuộc vào mức độ khó và khả năng phân biệt của câu hỏi đó. Cụ thể, điểm tối đa các phần được phân bổ như sau:
- Phần Ngôn ngữ: 400 điểm
- Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (trọng số bằng nhau): 300 điểm
- Phần giải quyết vấn đề: 500 điểm
3. Đại học Bách khoa Hà Nội
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, bài thi Đánh giá năng lực sẽ được tính theo thang điểm 100.
4. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho phép thí sinh chọn một số môn để tham gia thi trong 8 môn để xét vào ngành học như ý muốn. Mỗi môn thi sẽ được tính theo thang điểm 10, trong đó trắc nghiệm chiếm 70% và tự luận chiếm 30% tổng điểm; riêng môn tiếng Anh trắc nghiệm chiếm 80%, tự luận chiếm 20% tổng số điểm và Ngữ văn trắc nghiệm chiếm 30%, tự luận chiếm 70% tổng số điểm.
5. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Tương tự Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TP. HCM cũng tính theo thang điểm 10, điểm số lẻ tính đến 0,1 điểm. Cách tính điểm xét tuyển như sau:
ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + ĐƯT
Trong đó:
- ĐXT: Điểm xét tuyển, sẽ được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
- ĐM1, ĐM2, ĐM3: Điểm trung bình 06 học kỳ của môn học thứ nhất, thứ hai và thứ ba tương ứng theo tổ hợp xét tuyển.
- ĐƯT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Công an
Về kỳ thi Đánh giá năng lực của Bộ Công an, thí sinh sẽ thực hiện bài thi theo hai phần: phần trắc nghiệm (tối đa 90 phút) và phần tự luận (tối đa 90 phút). Tổng số điểm của bài thi là 100, trong đó phần trắc nghiệm tối đa là 60 điểm và phần tự luận tối đa là 40 điểm.
XEM THÊM: [CẬP NHẬT] ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2023 Ở HÀ NỘI
VI. Ưu và nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực
1. Ưu điểm
Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực mang theo nhiều lợi ích như:
- Tăng cơ hội xét tuyển: Kỳ thi này không chỉ tăng khả năng trúng tuyển vào trường ưu thích, mà còn giúp thí sinh kiểm tra kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong suốt 3 năm học trung học phổ thông.
- Kiểm tra năng lực cơ bản: Bộ đề thi ĐGNL đều được xây dựng để đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu và giải quyết vấn đề. Đạt điểm cao trong kỳ thi này có thể được sử dụng bởi nhiều trường đại học để xét tuyển.
- Lựa chọn ngành học phù hợp: Kỳ thi này giúp thí sinh định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân, góp phần chọn ra những sinh viên phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường.
- Tự chủ tuyển sinh: Quy trình tự chủ tuyển sinh cho phép trường đại học lựa chọn những sinh viên chất lượng nhất để đáp ứng yêu cầu đào tạo.
2 Nhược điểm
Tuy nhiên, kỳ thi đánh giá năng lực cũng có một số hạn chế như:
- Áp lực thi cử gia tăng: Thí sinh không chỉ phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực mà còn phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tạo thêm áp lực trong quá trình học tập.
- Giới hạn địa điểm thi: Thí sinh phải tập trung tại một địa điểm thi cụ thể, gây khó khăn trong việc di chuyển và ăn ở đặc biệt đối với những thí sinh ở xa.
- Vẫn còn mới lạ đối với một số thí sinh: Mặc dù đã không còn mới lạ, nhưng vẫn có nhiều thí sinh ở các tỉnh xa trung tâm chưa có thông tin đầy đủ về kỳ thi đánh giá năng lực.
VII. Lịch thi đánh giá năng lực 2023 mới nhất
1. Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
Đợt thi |
Ngày thi |
Địa điểm thi |
301 |
10-12/3/2023 |
Hà Nội, Thái Nguyên |
302 |
25-26/03/2023 |
Hà Nội, Hải Phòng |
303 |
06-09/04/2023 |
Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa |
304 |
22-23/04/2023 |
Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An |
305 |
11-14/05/2023 |
Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa |
306 |
20-21/05/2023 |
Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An |
307 |
27-28/05/2023 |
Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định |
308 |
03-04/06/2023 |
Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng |
2. Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2023
Đợt thi |
Ngày thi |
Địa điểm thi |
1 |
26/3/2023 |
TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cần Thơ |
2 |
28/05/2023 |
3. Lịch thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội 2023
Đợt thi |
Ngày thi |
Địa điểm thi |
1 |
10/6/2023 |
Hà Nội |
2 |
17/6/2023 |
Hà Nội |
3 |
08/7/2023 |
Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng, Hưng Yên, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên… |
4. Lịch thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thời gian thi: Ngày 06/05/2023.
- Ca thi:
Ca 1: 7h15 – 8h45: Toán
Ca 2: 9h15 – 10h15, 10h45: Tiếng Anh/Ngữ Văn
Ca 3: 13h15 - 14h15: Vật lý/Lịch sử
Ca 4: 14h45 – 15h45: Hoá học/Địa lý
Ca 5: 16h15 – 17h15: Sinh học/Tiếng Anh
- Địa điểm thi: Hà Nội (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Quy Nhơn (Trường Đại học Quy Nhơn).
5. Lịch thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm TP. HCM 2023
Đợt thi |
Ngày thi |
Địa điểm thi |
1 |
26 - 28/5/2023 |
TP. HCM (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) |
2 |
09 - 11/6/2023 |
6. Lịch thi đánh giá năng lực Bộ Công an 2023
- Thời gian thi: 02-03/07/2023
- Địa điểm thi: Hà Nội (Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân, Học viện Chính trị Công an Nhân dân), TP. HCM (Đại học An ninh Nhân dân).
>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho người đi làm
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM
- Test trình độ tiếng Anh miễn phí
- Đăng ký nhận tài liệu tiếng Anh
VIII. Các trường đại học dùng kết quả thi đánh giá năng lực 2023
Dưới đây là các trường lấy điểm đánh giá năng lực 2023 nổi bật lấy điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển:
- Đại học Quốc gia Hà Nội: Điểm chuẩn dao động từ 80 - 120 tuỳ vào ngành học và trường thành viên.
- Đại học Quốc gia TP. HCM: Điểm chuẩn dao động từ 600 - 970 tuỳ vào ngành học và trường thành viên.
- Đại học Bách khoa Hà Nội: Điểm chuẩn dao động từ 50.40 - 83.97 tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Điểm chuẩn dao động từ 15.00 - 26.65 tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Điểm chuẩn dao động từ 15.0 - 26.71 tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Sư phạm TP.HCM: Điểm chuẩn dao động từ 19.58 - 28.04 tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Ngoại thương: Điểm chuẩn dao động từ 27.8 - 28.1 tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm chuẩn dao động từ 18.00 - 24.11 tuỳ vào ngành học.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Điểm chuẩn dao động từ 16.00 - 20.65 điểm tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Kinh tế - Luật: Điểm chuẩn dao động từ 731 - 884 điểm tuỳ vào ngành học.
- Học viện Chính sách và Phát triển: Điểm chuẩn dao động từ 17.10 - 18.50 điểm tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM: Điểm chuẩn dao động từ 700 - 816 điểm tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM: Điểm chuẩn dao động từ 15 - 17.45 điểm tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM: Điểm chuẩn dao động từ 800 - 985 điểm tuỳ vào ngành học.
- Học viện Hàng không Việt Nam: Điểm chuẩn dao động từ 600 - 900 điểm tuỳ vào ngành học.
- Trường Đại học Mở Hà Nội: Điểm chuẩn dao động từ 17.50 - 18.50 điểm tuỳ vào ngành học.
IX. Một số câu hỏi khác về kỳ thi đánh giá năng lực 2023
1. Thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?
Có. Kỳ thi THPT Quốc Gia và kỳ thi đánh giá năng lực là hai kỳ thi hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau. Thí sinh tham gia có quyền sử dụng kết quả từ cả hai kỳ thi để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Trong trường hợp trúng tuyển cả hai hình thức, thí sinh sẽ có quyền chọn một trong hai kết quả để tham gia nhập học. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần thi kỳ thi THPT Quốc Gia để đủ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông, bởi vì việc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
2. Thi đánh giá năng lực để làm gì?
Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức nhằm mang đến sự đa dạng hóa các phương pháp tuyển sinh vào đại học, từ đó tạo thêm cơ hội cho thí sinh có khả năng trúng tuyển vào trường đại học.
Ngoài ra, mục đích khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực bao gồm:
- Xét tuyển vào một số trường Đại học.
- Đánh giá năng lực của học sinh dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông.
- Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy logic, và kỹ năng của học sinh.
3. Kỳ thi đánh giá năng lực có bắt buộc không?
Kỳ thi đánh giá năng lực là các kỳ thi tự chủ được tổ chức bởi các trường đại học riêng biệt. Do đó, nếu bạn mong muốn xét tuyển vào một trường đại học cụ thể, bạn sẽ phải tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực.
Tuy nhiên, không tất cả các trường đại học đều có kỳ thi đánh giá năng lực, và cũng có nhiều trường chấp nhận kết quả thi đánh giá năng lực của trường khác để sử dụng trong tuyển sinh. Vì vậy, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng để nắm được các thông tin liên quan đến kỳ thi này.
4. Thi đánh giá năng lực có khó không?
Kỳ thi Đánh giá năng lực không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Mức độ không quá phức tạp xuất phát từ việc bạn cần biết cách áp dụng kiến thức đã học và sử dụng khả năng tư duy. Những kỹ năng này có thể được rèn luyện thông qua việc thường xuyên rèn luyện. Vì vậy, học sinh nên thử sức với kỳ thi này để tạo cơ hội xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học mà họ mong muốn.
Tuy nhiên, bài thi cũng không dễ vì đây là loại bài thi mà hầu hết các thí sinh chưa từng gặp. Các câu hỏi về tư duy logic, tính toán đều khác biệt so với những đề kiểm tra bình thường ở các trường trung học phổ thông. Điều này làm cho phần lớn thí sinh cảm thấy khá lạ lẫm.
Do đó, để vượt qua kỳ thi này một cách dễ dàng, bạn cần:
- Nắm vững kiến thức cơ bản và sau đó mở rộng kiến thức ra về phạm vi rộng hơn.
- Tránh học hạng và không nên tham gia vào các khóa luyện thi không đáng tin cậy nếu bạn quyết định tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
- Tìm ra những phương pháp hiệu quả để ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn và bao quát nhiều chủ đề khác nhau.
- Hiểu rõ và biết cách áp dụng các kiến thức và câu hỏi liên quan đến toán học, tư duy logic.
5. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
Trong các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh thường phải tham gia các bài thi liên quan đến việc tư duy logic, phân tích số liệu, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề nên sẽ bao gồm cả 8 môn học tại bậc THPT: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Các môn này được chọn để đánh giá một cách toàn diện khả năng của thí sinh trong các kỹ năng trên.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ những thông tin cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực 2023. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có định hướng đúng đắn và xác định được các mốc thời gian để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành kỳ thi một cách tốt nhất. Langmaster chúc các bạn thành công!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Bạn muốn thiết kế một slide thuyết trình, báo cáo vừa đẹp, vừa nhanh vậy thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về những trang web làm powerpoint miễn phí.
Tham khảo và tải ngay bộ đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường để ôn tập bạn nhé!
Các app nói chuyện với người nước ngoài ngày càng phổ biến, giúp bạn luyện tập kỹ năng nghe nói tiếng Anh dễ dàng. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu Cố lên tiếng Anh là gì? Một số cách nói cố lên trong tiếng Anh chuẩn xác nhất nhé!
Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, học cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!