HỌC NHANH - NÓI CHUẨN - GIAO TIẾP ĐỈNH CAO CÙNG LANGMASTER!

Ưu đãi HOT lên đến 10.000.000đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY

Trong cuộc sống, chắc hẳn mỗi người chúng ta đều đã gặp không ít các vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, cách giải quyết các vấn đề như thế nào và làm sao để có thể giải quyết theo hướng tốt nhất thì có thể nhiều bạn vẫn chưa biết. Hôm nay, hãy cùng Langmaster tìm hiểu về phương pháp 6 chiếc mũ tư duy và những đặc điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy ở bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO HIỆU QUẢ

1. Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì?

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy (hay 6 chiếc nón tư duy) là phương pháp sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ. Trong đó, mỗi chiếc mũ đại diện cho một cách suy nghĩ khác nhau, một vai trò khác nhau trong quá trình giải quyết các vấn đề. Phương pháp này, giúp chúng ta có thể đánh giá các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện hơn. Từ đó, đưa ra những quyết định thông minh và hợp lý nhất để giải quyết vấn đề. 

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển lần đầu vào năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats” xuất bản năm 1985.

6 chiếc mũ tư duy đại diện cho 6 quan điểm (dữ liệu, trực giác, tiêu cực, tích cực, sáng tạo, tổng quát):

  • Chiếc mũ trắng: Tập trung vào việc thu thập những thông tin, dữ liệu khách quan và chính xác.
  • Chiếc mũ đỏ: Tập trung vào cảm xúc và trực giác.
  • Chiếc mũ đen: Phân tích và đánh giá các khía cạnh tiêu cực và những rủi ro có thể xảy ra.
  • Chiếc mũ vàng: Đánh giá các khía cạnh tích cực và những cơ hội để có thể tận dụng.
  • Chiếc mũ xanh lá cây: Tập trung vào việc tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo.
  • Chiếc mũ xanh dương: Đánh giá tất cả các giải pháp và đưa ra quyết định.

Xem thêm: 

KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT

2. Đặc điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

2.1 Mũ màu trắng

Mũ màu trắng là đại diện cho tư duy về mặt dữ kiện và thông tin. Người có tư duy mũ màu trắng thường đưa ra những phát biểu cụ thể từ việc phân tích dữ liệu khách quan, thực tế từ những dữ liệu đã có sẵn. Hãy nghiên cứu những thông tin bạn đang có để tìm câu trả lời cho những điều bạn đang thắc mắc.

Một số câu hỏi có thể được đặt ra đó là:

  • Bạn đã có thông tin gì về vấn đề này?
  • Bạn cần phải có những thông tin nào về vấn đề đang xét?
  • Bạn còn thiếu những thông tin, dữ kiện nào?

null

2.2 Mũ màu đỏ

Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính. Đội chiếc mũ màu đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm xúc, cảm giác, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ về vấn đề đang giải quyết.

Một số câu hỏi có thể được đặt ra đó là:

  • Cảm giác ngay lúc này của bạn đối với vấn đề là gì?
  • Trực giác của bạn mách bảo điều gì về vấn đề này?
  • Bạn thích hay không thích vấn đề này?

2.3 Mũ màu xanh lá

Mũ màu xanh đại diện cho tư duy về sáng tạo và sự sinh sôi. Màu xanh sẽ làm ta liên tưởng ngay đến cây cỏ xanh tươi, sự đâm chồi, sự nảy mầm, sự phát triển. Đội chiếc mũ màu xanh chúng ta sẽ đưa ra những ý tưởng sáng tạo phong phú, dồi dào. Với lối tư duy tự do và cởi mở, mũ màu xanh lá dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Một số câu hỏi có thể được đặt ra đó là:

  • Vấn đề này có những cách thức khác để giải quyết hay không?
  • Vấn đề này có những điểm tích cực nào?
  • Có những lợi ích gì khi tiến hành dự án này?

2.4 Mũ màu vàng

Mũ màu vàng đại diện cho những tư duy theo hướng tích cực. Màu vàng sẽ làm ta liên tưởng đến ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích. Đội mũ màu vàng bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. Từ việc chỉ ra những ích lợi mà việc ứng dụng nó mang lại và mức độ khả thi của dự án, sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục đề ra những giải pháp mới mẻ cho công việc.

Một số câu hỏi có thể được đặt ra đối với mũ màu vàng:

  • Những ích lợi khi bạn tiến hành dự án này là gì?
  • Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?
  • Có tính khả thi để thực hiện dự án này hay không?

2.5 Mũ màu đen

Trái ngược với mũ màu vàng, mũ màu đen thường đại diện cho tư duy sâu sắc, giúp bạn nhìn nhận ra các mặt hạn chế và sự bất hợp lý ở dự án cần phải giải quyết. Màu đen sẽ làm ta liên tưởng đến hình ảnh đêm tối và bùn đất. Mũ màu đen đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta làm điều sai, nguy hiểm. 

null

Đội mũ màu đen bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè, để đảm bảo cho dự án tránh khỏi các rủi ro, sự cố, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.

Nếu chúng ta chỉ tư duy vấn đề theo hướng tích cực, thì khi những sự cố phát sinh sẽ không kịp trở tay. Chính vì thế, việc tư duy cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn, để khi xảy ra các tình huống xấu nhất vẫn có những phương án để đề phòng. 

Một số câu hỏi có thể được đặt ra đối với mũ màu đen:

  • Có những tình huống rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
  • Nguy cơ có thể phát sinh của vấn đề này là gì?
  • Những khó khăn nào có thể gặp phải khi triển khai dự án này?

2.6 Mũ màu xanh dương

Mũ màu xanh dương đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp kiểm soát tiến trình tư duy một cách bao quát nhất. Như một thuyền trưởng, người đội chiếc mũ màu xanh dương sẽ tổ chức, điều phối và kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ khác.

Khi gặp phải khó khăn trong quá trình thảo luận, thì người đội mũ màu xanh dương có thể điều chỉnh linh hoạt cách tư duy của mọi người sang hướng mũ xanh lá cây, để có những ý tưởng sáng tạo hơn.

Một số câu hỏi có thể được đặt ra với mũ màu xanh dương:

  • Xác định vấn đề trọng tâm của buổi thảo luận là gì?
  • Vấn đề cần tư duy là gì?
  • Mục tiêu cuối cùng của vấn đề là gì?

Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN

null

3. Các bước tiến hành của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

- Có 5 bước cơ bản để tiến hành phương pháp 6 chiếc mũ tư duy:

+ Bước 1: Sử dụng mũ màu trắng để đưa ra tất cả những thông tin, dữ liệu có thật thông qua những bằng chứng, dữ kiện cụ thể. Đội mũ này phải cởi bỏ mọi định kiến, tranh cãi và chỉ nhìn vào cơ sở dữ liệu.

+ Bước 2: Sử dụng mũ xanh lá cây nhằm đưa ra những ý kiến sáng tạo, bằng nhiều cách thức khác nhau, để từ đó có thể đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề.

+ Bước 3: Sử dụng mũ vàng và mũ đen để đánh giá về các ý kiến, luận điểm của mũ xanh lá cây.

  • Mũ màu vàng: Đề xuất cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan, như trả lời các vấn đề về những ích lợi mà giải pháp đó có thể mang lại, nếu được thực thi thì sẽ mang lại hiệu quả gì.
  • Mũ màu đen: Chỉ ra những điểm tiêu cực, rủi ro, không phù hợp từ các dữ kiện, kinh nghiệm sẵn có. Mũ đen lúc nào cũng ưu tiên tính hợp lý của các kiến nghị, giải pháp.

+ Bước 4: Dùng mũ đỏ để đưa ra các quan điểm thiên về cảm xúc, trực giác tự nhiên và cảm giác của vấn đề.

+ Bước 5: Dùng mũ xanh dương để nhìn lại các bước trên và tổng kết cho buổi thảo luận, từ đó đưa ra kết luận về cách giải quyết vấn đề.

- Lưu ý: Các bước tiến hành của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy không hoàn toàn phải theo đúng thứ tự như ở trên, mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự sao cho thích hợp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

- Ưu điểm:

  • Giúp chúng ta tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, từ đó đưa ra quyết định một cách khách quan và toàn diện.
  • Tư duy sáng tạo phát triển.
  • Tư duy phân tích được phát triển.
  • Tránh được mâu thuẫn khi hoạt động thảo luận nhóm.
  • Kích thích suy nghĩ song song và toàn diện.
  • Tăng hiệu quả làm việc và trao đổi trong nhóm.
  • Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.

null

- Nhược điểm:

  • Có thể tốn thời gian và đôi khi không thật sự phù hợp cho những tình huống cần đưa ra quyết định nhanh chóng.
  • Kết quả có thể không chính xác, nếu người sử dụng không sử dụng các chiếc mũ một cách cẩn thận và đúng đắn.

5. Ví dụ về 6 chiếc mũ tư duy

Áp dụng phương pháp sáu chiếc mũ tư duy giải quyết vấn đề “Nên đầu tư máy cà phê mới để tăng năng suất hay không?”

Mũ màu trắng: Nói về những thông tin sự kiện đang có sẵn và còn thiếu.

- Thông tin sự kiện đang có sẵn:

  • Có khoảng bao nhiêu ly cà phê có thể bán ra mỗi ngày? Trung bình mỗi ngày tiệm có bao nhiêu khách hàng?
  • Chiếc máy pha cà phê hiện tại có thể cho ra thành phẩm trong bao lâu? Lượng thành phẩm từ chiếc máy cũ có đủ để đáp ứng được số lượng cần bán ra mỗi ngày hay không? Chất lượng cà phê được làm ra có ngon hay không?
  • Lợi nhuận và chi phí của tiệm có thể dành cho việc mua sắm thiết bị mới hay không?

- Thông tin còn thiếu:

  • Máy pha cà phê mới có nguồn gốc từ đâu? Có đảm bảo uy tín hay không? Các thông số về kỹ thuật của máy ra sao?
  • Giá cả của máy pha cà phê mới đó với các máy khác trên thị trường như thế nào?
  • Máy pha cà phê mới có thể pha được những loại bột và hạt cà phê nào? Chất lượng cà phê được làm ra từ máy mới liệu có ngon hơn máy pha cà phê cũ mà tiệm đang có hay không?
  • Các tiệm cà phê khác đã có loại máy đó hay chưa?

Mũ màu đỏ: Sự cảm tính.

Tư duy bằng cảm xúc, sẽ trả lời các câu hỏi bằng phản ứng của bản thân. 

Khi nghe đến máy pha cà phê mới, có thể là cảm giác hứng khởi muốn mua ngay và nghĩ đến những ích lợi mà nó sẽ đem lại trong tương lai. Hoặc có thể là ngược lại, sẽ có cảm giác không thoải mái khi phải bỏ tiền để mua máy pha cà phê mới, mặc dù nó có thể pha nhanh hơn máy cũ gấp ba lần. 

Thậm chí có thể liên tưởng đến một số tình huống xấu xảy ra như máy dễ bị hỏng, khó vận hành,… Những cảm giác tiêu cực để ta có thể quyết định rằng sẽ không mua máy pha cà phê mới, hoàn toàn đến từ cảm giác chủ quan của bản thân. Vì điều này không đủ để đưa ra quyết định nên sẽ xét thêm tư duy từ những chiếc mũ khác.

Mũ màu vàng : Đưa ra các mặt tích cực.

- Khi mua máy pha cà phê mới sẽ có những lợi ích gì mang lại:

  • Năng suất làm việc tăng và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Doanh thu tăng, chi phí giảm, tiết kiệm được điện năng cho quán.
  • Chất lượng sản phẩm tốt hơn, đem lại cảm giác sang trọng và cao cấp với chất lượng và công nghệ máy móc hiện đại.

- Thời điểm thích hợp để mua máy pha cà phê mới:

  • Nhu cầu của khách hàng nhiều hơn trong khi năng suất làm việc của máy cà phê cũ không đáp ứng được.
  • Máy cà phê cũ đã có tuổi thọ lâu, không còn đáp ứng đủ các điều kiện để cho ra 1 sản phẩm chất lượng như ban đầu.
  • Cửa hàng cần có sự thay đổi về chất lượng và dịch vụ để thu hút khách hàng.

Mũ màu đen: Đưa ra các mặt tiêu cực.

Những điểm hạn chế:

  • Mất khá nhiều thời gian để có thể đào tạo nhân viên sử dụng và làm quen với máy pha cà phê mới.
  • Khách hàng cũ đã quen với hương vị được pha bằng máy cũ nên khi đổi qua máy mới, có thể mùi vị và chất lượng cũng bị ảnh hưởng.
  • Tốn kém chi phí trong khi chưa thực sự cần thiết mà việc sử dụng máy pha cà phê cũ cũng đảm bảo cân đối được.

Mũ màu xanh lá cây: Giải quyết bằng việc nhìn nhận vấn đề.

- Có những cách thức khác để nâng cao năng suất và chất lượng thay vì đầu tư mua máy pha cà phê mới hay không?

  • Quán có đủ khả năng để thay đổi toàn bộ máy pha cà phê mới hay không? Nếu không đủ khả năng thì có thể tiến hành thay đổi 1 máy trước, nếu mang đến hiệu quả vượt trội hơn thì tiến hành thay đổi toàn bộ.
  • Hướng dẫn đội ngũ nhân viên kỹ càng hơn từ phục vụ, pha chế đến giữ xe để có thể phục vụ khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
  • Kiểm tra và xem xét lại những loại cà phê nào bán chạy nhất. Từ đó, tập trung đẩy mạnh và nhập nhiều để bán.

- Đâu là mặt tích cực của việc đầu tư máy pha cà phê mới: Giúp chất lượng đồ uống ngon hơn và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí mà vẫn thu được nhiều lợi nhuận.

Mũ màu xanh dương

Sau khi xem xét tất cả các dữ kiện được đưa ra từ mũ trắng, mũ đỏ, mũ vàng, mũ đen và mũ màu xanh lá cây thì mũ xanh dương sẽ tiến hành xem xét bao quát vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng.

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

Qua bài viết Langmaster đã chia sẻ, tin rằng các bạn đọc đã nắm bắt được phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì những đặc điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. Đừng quên áp dụng phương pháp này, để có thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác