IKIGAI LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH IKIGAI CỦA BẢN THÂN
Ikigai là một triết lý sống của người Nhật Bản từ thời xa xưa và có tính ứng dụng cho đến tận bây giờ. Vậy thực chất Ikigai là gì? Làm thế nào để xác định Ikigai của bản thân và tìm được hạnh phúc đích thực? Cùng giải đáp những câu hỏi này qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây bạn nhé!
1. Ikigai là gì?
Ikigai trong tiếng Nhật là một khái niệm mang ý nghĩa là 'lý do tồn tại' của bạn. 'Iki' có nghĩa là 'cuộc sống' và 'gai' là mô tả giá trị hoặc giá trị. Hay hiểu đơn giản ikigai của bạn chính là mục đích sống hoặc niềm hạnh phúc của bạn. Là điều mang lại cho bạn niềm vui và truyền cảm hứng để bạn sẵn sàng bắt đầu một ngày mới.
Có điều, trong khi triết học truyền thống của Nhật Bản tập trung vào việc tìm kiếm hạnh phúc mỗi ngày, thì phương Tây có cách giải thích khác khi sử dụng ikigai như một phương pháp để tìm kiếm con đường, sự nghiệp mơ ước của mỗi người.
Phiên bản phương Tây hóa của ikigai khẳng định bạn thật sự tìm được sự nghiệp lý tưởng nếu 4 yếu tố sau đây có sự giao thoa:
- Những gì bạn yêu thích
- Sở trường của bạn
- Thứ giúp bạn kiếm ra tiền
- Điều thế giới và xã hội cần
2. Ikigai có vai trò như thế nào?
Trong danh sách các quốc gia có tuổi thọ cao nhất, Nhật Bản xếp thứ nhì với trung bình 81.91 tuổi cho phái nam và 88.09 tuổi cho phụ nữ. Tuy rằng tuổi thọ còn phụ thuộc vào sức khoẻ và chế độ ăn uống của mỗi người, người Nhật vẫn có niềm tin vững chắc rằng triết lý ikigai là yếu tố quan trọng đóng góp vào cuộc sống của họ.
Vậy Ikigai giúp đỡ chúng ta như thế nào? Triết lý này thật sự hữu ích khi cho phép mỗi người có thể:
- Xây dựng phong cách sống lý tưởng
- Tìm được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống
- Theo đuổi đúng nghề nghiệp với bản thân
- Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
- Có niềm vui, đam mê với công việc
- Tìm được động lực sống
- Tận hưởng cảm giác viên mãn, đủ đầy
3. Cách xác định Ikigai của bản thân
Để khám phá ikigai của mình, bạn có thể tham khảo 3 bước cụ thể sau đây:
Bước 1. Trả lời các câu hỏi để tìm ikigai của bạn
1. Điều bạn yêu thích
Nếu bạn hiện có công việc:
- Bạn có đam mê với công việc của mình không?
- Bạn hào hứng với việc đi làm hơn hay muốn rời khỏi công việc không?
- Bạn có cảm xúc liên hệ với kết quả công việc của bản thân không?
Nếu bạn có sở thích hoặc nghề thủ công:
- Bạn có hứng thú với sở thích hoặc nghề thủ công hơn bất cứ thứ gì khác không?
- Bạn có kết nối cảm xúc với sở thích hoặc nghề thủ công của mình không?
2. Điều bạn giỏi
Nếu bạn hiện có công việc:
- Mọi người có nhờ bạn cho lời khuyên về những chủ đề liên quan đến công việc bạn làm hay không?
- Có những phần nào trong công việc bạn cảm thấy dễ dàng không?
- Bạn có phải là một trong những người giỏi nhất ở lĩnh vực đó không?
- Bạn có muốn trở thành một chuyên gia về những gì đang làm không?
Nếu bạn có sở thích hoặc nghề thủ công:
- Mọi người có khen ngợi bạn về sở thích hoặc nghề thủ công đó không?
- Sở thích hoặc nghề thủ công của bạn có trực quan hay không?
- Bạn có phải là một trong những người nổi bật khi nhắc đến sở thích hoặc nghề thủ công của bạn?
- Bạn có muốn trở thành một chuyên gia trong sở thích hoặc nghề thủ công đó không?
3. Điều thế giới cần
Nếu bạn hiện có công việc:
- Công việc của bạn có đang là nhu cầu cao trên thị trường không?
- Hãy hình dung 5 năm, 10 năm tới, liệu những gì bạn làm có còn giá trị không?
- Công việc bạn làm có ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường không?
Nếu bạn có sở thích hoặc nghề thủ công:
- Sở thích hoặc nghề thủ công của bạn có đang chiếm ưu thế trên thị trường không?
- Sở thích hay mặt hàng thủ công của bạn có còn giá trị trong tương lai không?
- Sở thích hoặc nghề thủ công của bạn có đang giải quyết một vấn đề xã hội, kinh tế hoặc môi trường không?
4. Thứ giúp bạn kiếm tiền
Nếu bạn hiện có công việc:
- Những người khác có được trả tiền với công việc giống bạn không?
- Bạn có kiếm sống tốt không/ Về lâu dài, bạn sẽ kiếm sống tốt bằng công việc của mình chứ?
- Công việc của bạn có mức độ cạnh tranh lành mạnh không?
Nếu bạn có sở thích hoặc nghề thủ công:
- Những người khác có kiếm tiền từ cùng sở thích hoặc nghề thủ công giống bạn chưa?
- Những người xung quanh có muốn mua những gì bạn làm không?
- Có mức độ cạnh tranh lành mạnh với những gì bạn làm không?
Trong phần 'Nếu bạn hiện có công việc', nếu câu trả lời là 'có' cho mỗi câu hỏi thì bạn hãy tiếp tục những gì mình đang làm!
Trong phần 'Nếu bạn có sở thích hoặc nghề thủ công', nếu bạn trả lời 'có' cho mỗi câu hỏi thì xin chúc mừng! Bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo để biến sở thích thành nghề nghiệp mơ ước của bản thân.
Bước 2. Động não để tìm ikigai của bạn
- Dành một chút thời gian để hình dung từ đầu đến cuối một ngày lý tưởng của bạn: Bạn đang mặc gì? Bạn đang nói chuyện với ai? Điều gì khiến bạn cảm thấy tốt trong công việc?...
- Khi hình dung xong, bạn nhớ hãy viết ra những điều đã suy nghĩ.
- Tiếp theo, hãy xem lại những câu hỏi bạn đã trả lời là 'không'. Thử dành thời gian động não và viết ra những thay đổi nhỏ có thể thực hiện để điều chỉnh sứ mệnh của bản thân, dựa vào 4 yếu tố đã phân tích ở trên.
Ví dụ, nếu bạn trả lời 'không' cho câu hỏi 'Sở thích hoặc nghề thủ công của bạn có trực quan hay không?' Để thay đổi, bạn có thể cần tham gia một vài lớp học củng cố các kỹ năng của bản thân.
Bước 3. Nghiên cứu để tìm ikigai của bạn
Bây giờ khi đã có một hình ảnh trong đầu về ngày làm việc lý tưởng của bạn sẽ như thế nào, hãy chuyển sang bước kế tiếp. Bạn có thể xem xét việc nghiên cứu, tham gia các lớp học hoặc tìm một người cố vấn… Bước này nhằm giúp bạn khám phá được tầm nhìn của bản thân có phù hợp với những kỳ vọng trong đời thực không.
Ví dụ, có thể bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán. Nhưng sau khi được tư vấn và tham khảo ý kiến của nhiều người, bạn nhận ra nó không dành cho bạn. Hoặc, có thể bạn muốn mở shop bán dụng cụ thể thao, nhưng sau khi xem xét quá trình này, bạn nhận ra rằng mình không muốn có quá nhiều hàng tồn kho…
Nếu đã trải qua quá trình này và thấy rằng tầm nhìn của bạn chưa đáp ứng được những mong đợi trong thực tế thì đừng lo lắng, có thể bạn sẽ mất thời gian để tìm được ikigai của bản thân. Lặp lại các bước từ 1 – 3, thử nghiệm với một công việc, sở thích hoặc nghề thủ công khác cho đến khi bạn thật sự tìm thấy ikigai của mình.
Lưu ý: Tìm thấy ikigai của bản thân không đồng nghĩa bạn sẽ yêu thích mọi khía cạnh trong sự nghiệp của mình. Bạn cần sẵn sàng chấp nhận ngay cả những phần không quá hoàn hảo. Điều này là bởi sự nghiệp của bạn phù hợp với những gì bạn yêu thích, những gì bạn được trả tiền và những gì thế giới cần.
4. Bí kíp để tìm kiếm ikigai – tìm kiếm hạnh phúc
Ikigai không đơn thuần chỉ là công việc mơ ước, mà còn là tất cả những gì thúc đẩy một người phát triển, tiến lên phía trước. Sau đây là 5 nguyên tắc trong cuốn sách Ikigai của tác giả Ken Mogi giúp chúng ta luyện tập sự biết ơn và biết trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh, để từ đó có được hạnh phúc thật sự:
4.1 Bắt đầu từ những việc nhỏ
Người Nhật hiểu rằng đạt được sự hoàn hảo là điều rất khó. Vậy nên thay vì đi theo chủ nghĩa cầu toàn, họ hướng đến việc bắt đầu mọi thứ một cách khiêm tốn, từng bước một đi đến mục tiêu cuối cùng với sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Kể cả khi cơ hội và điều kiện có hạn, họ cũng bỏ rất nhiều nỗ lực và quyết tâm vào việc họ đang làm.
4.2 Giải phóng cái tôi cá nhân
Theo tác giả Mogi, điều quan trọng tiếp theo để đi tìm ikigai của bản thân là học cách tin tưởng và tự tin sống thật với chính mình. Bạn sẽ dần hài lòng với những gì đang có và thoải mái thể hiện bản sắc cá nhân, kể cả trong công việc và cuộc sống. Giải phóng cái tôi cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào những việc thật sự quan trọng thay vì chạy theo số đông chỉ để mong nhận những lời tán thưởng.
4.3 Sống hài hoà, bền vững
Ngoài những tham vọng vật chất hay mục tiêu vô hình mà chúng ta đang cố gắng thúc đẩy bản thân phải đạt được, thì xung quanh vẫn còn có thiên nhiên, xã hội. Khi bạn biết trân trọng và có sự hoà hợp với tự nhiên cùng các mối quan hệ xung quanh mình, bạn đang phần nào xác định rõ hơn kim chỉ nam dẫn tới ikigai rồi đấy!
4.4 Tìm kiếm niềm vui từ những điều nhỏ bé
Bí quyết tiếp theo là tận hưởng niềm vui từ những điều nhỏ nhặt nhất có thể mang lại. Nếu học tập hay công việc khiến bạn mệt mỏi thì hãy chủ động tìm đến các hoạt động giúp bản thân sạc lại đầy pin năng lượng.
Ví dụ: Bạn đang làm full-time tại một doanh nghiệp, nhưng sở thích của bạn là vẽ tranh và lướt ván – một sở thích không có chút liên quan nào đến công việc. Mỗi khi muốn giải tỏa căng thẳng, bạn sẽ dành thời gian để vẽ vời hoặc đi lướt ván để tìm lại sự cân bằng, tận hưởng niềm vui từ sở thích cá nhân.
Cảm giác thỏa mãn khi được làm những điều mình thích sẽ giúp bạn có được trạng thái cân bằng và dần tiến đến ikigai đích thực – sự hài hòa trong cuộc sống. Ai cũng có thể tìm thấy ikigai từ những sở thích của bản thân. Miễn là không ảnh hưởng đến ai, thì dù có “dị” đến mấy, sở thích hoàn toàn có thể giúp bạn tìm được ikigai.
4.5 Sống trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại
Bí kíp cuối cùng để tìm thấy ikigai chính là tập trung vào những gì đang diễn ra ở ngay thời khắc hiện tại, thay vì liên tục bất an vì tương lai hoặc nhìn lại quá khứ. Từ đó bạn có thể cảm thấy bình tĩnh và thanh thản hơn. Hãy dành thời gian quý trọng và cố gắng làm tốt nhất những gì có thể trong mọi khoảnh khắc của thực tại.
5. Ứng dụng ikigai vào học tập và công việc
Theo lý thuyết của người Nhật, Ikigai của một người sẽ nằm ngay giữa điểm giao nhau của 4 vòng tròn:
- Việc bạn thích làm
- Việc xã hội cần
- Việc tạo thu nhập cho bạn
- Việc bạn có thể làm tốt
Nếu bạn mong muốn tìm được Ikigai của bản thân, định hướng học tập của bạn không nên chỉ dựa trên việc trong tương lai bạn có thể tìm được một công việc ổn định hay kiếm tiền dễ dàng hay không mà còn phải hơn thế nữa. Hãy liên hệ những điều bạn thích và có thể làm tốt để tìm ra đâu mới là hướng đi phù hợp nhất.
Mặt khác, nếu chỉ tập trung vào Đam mê và Năng khiếu mà không biết cách để biến thế mạnh của bản thân thành một công việc kiếm ra tiền thì sẽ rất khó để đạt được sự thỏa mãn. Khi không đủ sức để duy trì tình hình tài chính, bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản và thậm chí nghi ngờ những điều bản thân yêu thích hay từng làm.
Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề ikigai. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu được khái niệm ikigai là gì, cũng như xác định được con đường phù hợp để sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc nhé!
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Bạn là một người yếu tiếng Anh? Bạn đang gặp vấn đề về bài luận tiếng Anh của mình? Cùng khám phá ngay 5 web viết đoạn văn tiếng Anh theo chủ đề dưới đây ngay nhé!

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh tăng cao kèm theo số lượng lớn trung tâm tiếng Anh mọc lên tại Hà Nội. Cùng tham khảo top 12 các trung tâm tiếng Anh uy tín sau nhé!

Vì sao nên chọn ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội? Chất lượng đào tạo ở đây ra sao? Xem ngay review Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chi tiết nhất!

Học phí tiếng Anh 1 kèm 1 hiện nay là bao nhiêu? Đâu là trung tâm học tiếng Anh 1 kèm 1 học phí tốt, chất lượng cao? Click vào bài viết để có câu trả lời chi tiết.

Đại học công nghiệp Hà Nội hay HaUI là 1 cái tên chưa bao giờ hết hot mỗi mùa tuyển sinh. Cùng Langmaster review đại học công nghiệp Hà Nội xem trường có gì hay nhé.