CÁC CẤU TRÚC CÂU CẢM THÁN THÔNG DỤNG NHẤT VỚI WHAT, HOW, SO, SUCH

Bạn muốn thốt lên một lời khen, một cảnh báo tức thì hãy bày tỏ cảm xúc trước một sự việc, hiện tượng, hành động nào đó? Hãy sử dụng câu cảm thán. Cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh khá đa dạng, có thể chỉ là 1 từ hoặc có khi là cả một câu, kèm thêm dấu chấm than ở cuối. Trong các bài thi, nó thường xuất hiện ở dạng bài tập viết lại câu. Tham khảo ngay các cấu trúc câu cảm thán được sử dụng nhiều nhất trong ngữ pháp và giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày nhé. 

A. Định nghĩa và cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh

Câu cảm thán (exclamation sentence) được sử dụng khi người nói muốn bày tỏ cảm xúc, thái độ đối với sự vật, sự việc, hành động đang được nhắc tới. Nó có thể bao gồm mọi cảm xúc của con người từ buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, khen chê, ngạc nhiên, phẫn nộ… Có rất nhiều cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh, có khi chỉ một từ đơn giản cũng có thể tạo thành câu cảm thán (khi đi kèm với dấu chấm than). Nhưng nhắc đến các cấu trúc câu cảm thán, người ta sẽ liệt kê 3 dạng câu phổ biến nhất là: câu cảm thán với “what”, câu cảm thán với “how” và câu cảm thán với “so – such”.

null

=> Cấu trúc câu cảm thán

1. Cấu trúc câu cảm thán với “What”

Cấu trúc câu cảm thán được sử dụng nhiều nhất chính là dùng với “what”. Đây cũng là cấu trúc cần lưu ý nhiều nhất, bởi nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào danh từ số nhiều/ít, đếm được/không đếm được. 

1.1. Với danh từ đếm được số ít

Nếu danh từ trong câu là danh từ số ít, với dạng câu cảm thán “what” bạn phải thêm vào a/an ở trước tính từ.

Cấu trúc: What + a/an + adj + danh từ số ít!

Ví dụ:

- What a handsome boy! (Quả là một cậu bé đẹp trai)

- What an awful weather! (Thời tiết thật là tệ)

1.2. Với danh từ đếm được số nhiều

Nếu trong câu xuất hiện danh từ đếm được ở dạng số nhiều, bạn sẽ không dùng mạo từ a/an. Nếu cuối câu có động từ tobe thì phải được chia ở dạng số nhiều. 

Cấu trúc: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)!

Ví dụ:

- What beautiful flowers are! (Những đóa hoa này đẹp quá)

- What intelligent boys! (Những cậu bé này thông minh quá)

1.3. Với danh từ không đếm được

Với danh từ không đếm được, bạn không nên sử dụng thêm mạo từ a/an hoặc động từ tobe ở cuối câu. 

Cấu trúc: What + adj + danh từ không đếm được!

Ví dụ:

- What difficult exercise! (Bài tập khó quá!).

- What delicious food! (Đồ ăn này ngon quá)

1.4. Câu cảm thán kết hợp kể chuyện

Câu cảm thán kể chuyện là một dạng biến thể của câu cảm thán, nó được sử dụng để kể thêm một thông tin gì đó nhằm làm rõ nghĩa hơn cho câu. 

Cấu trúc: What + (a/an) + adj + N + S + V!

Ví dụ:

- What intelligent students we met! (Chúng tôi đã gặp những học sinh thật thông minh!)

- What a tasty meal we have tasted! (Chúng tôi vừa có một bữa ăn rất ngon)

null

2. Cấu trúc câu cảm thán với “How”

Cấu trúc câu cảm thán Tiếng Anh đi kèm “how’ chỉ có 1 dạng duy nhất, không quá phức tạp như với “what”. Dạng câu này được sử dụng để biểu đạt cảm xúc mạnh hơn. Khác với dạng câu với “what”, câu cảm thán với “how” thường đi kèm với cả trạng từ. 

Cấu trúc: How + adj/ adv + S + V/ be !

Ví dụ:

- How well she sings! (Cô ấy hát hay quá)

- How cold it is! (Thời tiết thật lạnh!).

=> CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG CẤU TRÚC UNLESS NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT

3. Cấu trúc câu cảm thán với “so” và “such”

Cấu trúc câu cảm thán với “so” và “such” thường được đặt trong văn cảnh cụ thể, với một cuộc trò chuyện đã được diễn ra trước đó. Dạng câu này có tác dụng thể hiện rõ hơn thái độ của người nói với những gì đang xảy ra. Cấu trúc cảm thán với “so” và “such” bắt buộc phải có cả cụm chủ ngữ và vị ngữ, ngoài ra còn có thể đi kèm tính từ hoặc trạng từ. 

Cấu trúc:

- Với So: S + V + so + adj/ adv

- Với Such: S + V + such + (a / an) + adj / adv

Ví dụ:

- The ruler is so beautiful (Chiếc thước kẻ đẹp quá)

- You are so fat! (Bạn béo quá!).

- That was such an awful holiday! (Đó quả là một kỳ nghỉ tồi tệ)

- It was such a nice cat! (Con mèo xinh xắn quá).

B. Một số câu cảm thán thường dùng trong giao tiếp Tiếng Anh

- Cấu trúc của câu cảm thán trong Tiếng Anh khi bạn muốn cổ vũ, an ủi ai đó:

Hang tough! (Cố gắng hết mình nhé)

Lighten up! (Vui lên đi)

Calm down! (Bình tĩnh nào)

It’s over! (Mọi chuyện kết thúc rồi)

- Cấu trúc của câu cảm thán khi bạn tiếc nuối, buồn chán hoặc tức giận:

What a bore! (Thật là chán quá)

Too bad! (Tệ quá)

What a pity! (Thật đáng tiếc)

No fair! (Thật không công bằng)

null

=> CẤU TRÚC WOULD RATHER: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CHI TIẾT

C. Bài tập áp dụng các cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh

Dưới đây là một số bài tập áp dụng cấu trúc câu cảm thán. Bắt tay làm ngay để áp dụng kiến thức vừa học được nhé!

  1. Viết lại câu cảm thán bằng cách sử dụng những từ gợi ý sau:

1.1 Lovely/ shirt 

1.2. Fit/ shoes

1.3. beautiful/ eyes

1.4. awful/ weather

1.5. smooth/ fur

  1. Viết lại thành câu hoàn chỉnh với những từ gợi ý cho sẵn:

2.1. The weather today is so awful.

=> How

=> What

2.2. The candy is so sweet

=> How

=> What

2.3. These math homeworks are so difficult.

=> How

=> What

Cấu trúc câu cảm thán là nhóm cấu trúc ngữ pháp được sử dụng rất phổ biến trong Tiếng Anh. Không chỉ xuất hiện nhiều trong mẫu câu bài tập đơn giản, bạn còn có thể bắt gặp chúng trong rất nhiều tình huống của cuộc sống. Hy vọng rằng những kiến thức được Langmaster tổng hợp trên đây sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất trong quá trình chinh phục ngữ pháp Tiếng Anh nhé. 

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác