SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ANH-ANH VÀ ANH-MỸ
Mục lục [Ẩn]
- 1. Sự khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ, từ vựng giao tiếp hằng ngày
- 2. Sự khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách viết từ vựng (Spelling)
- 3. Sự khác biệt về cách phát âm giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ (Pronunciation)
- 3.1. Phát âm Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách đọc các nguyên âm.
- 3.2. Phát âm Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách đọc các phụ âm.
- 4. Sự khác biệt về giao tiếp giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ
- 4.1. “just”, “already” và “yet”
- 4.2. Cách nói giờ khác biệt trong Anh-Anh và Anh-Mỹ
- 4.3. Một số cách dùng từ khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ
- 5. Sự khác biệt về ngữ điệu giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ (Pronunciation)
Cùng nói tiếng Anh nhưng người Mỹ và Anh khác nhau khá nhiều trong cách sử dụng từ vựng, cách viết, cách phát âm và cả ngữ pháp đặt câu. Cũng là tiếng Anh bản xứ nhưng ở mỗi 1 quốc gia, ngôn ngữ lại mang 1 phong cách và sắc thái riêng.
Dù bạn có nói tốt tiếng Anh tới đâu thì khi mang “giọng Anh” đó sang nước khác, người bản địa vẫn sẽ thấy bạn phát âm kì cục. Ngược lại khi bạn nghe giọng Anh của họ, bạn cũng sẽ thấy “Cùng là tiếng Anh nhưng nghe nó lạ lắm!”
Phổ biến nhất trong các accent (ngữ điệu) tiếng Anh mà người Việt Nam đang theo học là giọng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Nhiều người gọi vui đây là tiếng Anh và tiếng Mỹ. Trong bài ngày hôm nay, cùng Langmaster điểm qua sự khác biệt cơ bản nhất giữa 2 thứ tiếng này nhé.
1. Sự khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ, từ vựng giao tiếp hằng ngày
Cách sử dụng từ vựng giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ khác biệt tương tự như tiếng Việt tại các vùng miền trong đất nước Việt Nam chúng ta vậy. Miền Bắc gọi là bát, miền Nam gọi là tô hay chén.
Một số từ vựng bạn sẽ chỉ bắt gặp ở dạng tiếng Anh-Mỹ mà không có trong Anh-Anh và ngược lại. Ví dụ từ "ladybug" /ˈleɪdibʌɡ/ có nghĩa "con bọ rùa" chỉ có trong Anh-Mỹ, từ tương ứng của nó trong tiếng Anh-Anh là “ladybird” /ˈleɪdibɜːd/
Cùng xem một ví dụ khác với từ kẹo trong tiếng Anh. Người Anh dùng từ “sweet” /swiːt/, người Mỹ dùng từ “candy” /ˈkændi/. Để gọi quần dài trong tiếng Anh-Anh, bạn dùng từ “trousers” /ˈtraʊzəz/, khi tới nước Mỹ, bạn nên dùng “pants” /pænts/ nhé.
Còn rất rất nhiều từ khác nữa tuy đồng nghĩa nhưng khác biệt trong tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Các bạn ghi chú lại để sử dụng đúng ngữ cảnh, tránh gây nhầm lẫn không đáng có.
Anh - Anh |
Anh - Mỹ |
|
Biscuit |
Cookie |
Bánh quy |
Butty |
Sandwich |
Bánh Sandwich |
Chips |
Fries |
Khoai tây chiên |
Crisps |
Chips |
Bim bim khoai tây |
Pudding |
Dessert |
Món tráng miệng |
Sweets |
Candy |
Kẹo |
Jumper |
Sweater |
Áo len |
Muffler |
Scarf |
Khăn quàng cổ |
Pants |
Underwear |
Quần lót |
Trainers |
Sneakers |
Giày thể thao |
Trousers |
Pans |
Quần dài |
Braces |
Suspenders |
Dây đeo quần |
Dinner jacket |
Tuxedo |
Vest nam giới |
Tights |
Pantyhose |
Quần tất |
Nightdress |
Nightgown |
Váy ngủ |
Pyjamas |
Pajamas |
Bồ đồ mặc nhà |
Waistcoat |
Vest |
Áo ghi-lê |
Dressing gown |
Robe |
Áo choàng tắm |
Taxi |
Cab |
Xe taxi |
Lorry |
Truck |
Xe tải |
Underground |
Subway |
Tàu điện ngầm |
Petrol |
Gasoline |
xăng dầu |
Motorway |
Highway |
Đường cao tốc |
Holidays |
Vacations |
Kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ |
Cooker |
Stove |
Bếp (ga, điện) |
Curtains |
Drapes |
Rèm cửa sổ |
Tap |
Faucet |
Vòi nước |
Flat |
Apartment |
Căn hộ |
Wardrobe |
Closet |
Tủ quần áo |
Lift |
Elevator |
Thang Máy |
Zip |
Zipper |
Khóa kéo |
Dummy |
Pacifier |
Núm vú giả |
Torch |
Flashlight |
Đèn pin |
Post |
|
Thư |
Rubber |
Eraser |
Tẩy |
Autumn |
Fall |
Mùa Thu |
Film |
Movie |
Phim |
Rubbish |
Garbage |
Rác |
2. Sự khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách viết từ vựng (Spelling)
Cách viết (spelling) cùng 1 từ vựng trong tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ có sự khác biệt khá rõ ràng. Có thể điểm qua 1 số các quy luật phổ biến như sau.
- Anh - Anh “-our”, Anh - Mỹ “-or”
Ví dụ: colour = color, humour = humor, neighbour = neighbor, favour = favor,...
- Anh - Anh “-ize”, Anh - Mỹ “-ise”
Ví dụ: realize = realise, organize = organise, personalise = personalize,…
- Anh - Anh “-tre”, Anh - Mỹ “-ter”
Ví dụ: theatre = theater, centre = center,...
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ANH-ANH VÀ ANH-MỸ BẠN CẦN BIẾT - Học Tiếng Anh Online (Trực Tuyến)
3. Sự khác biệt về cách phát âm giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ (Pronunciation)
3.1. Phát âm Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách đọc các nguyên âm.
Ví dụ:
- Cách đọc /æ/
Anh - Mỹ: FAST = /fæst/ (nhanh)
Anh - Anh: FAST = /fɑːst/ (nhanh)
- Cách đọc /ʊə/
Anh - Mỹ: SURE = /ʃʊr/ (chắc chắn)
Anh - Anh: SURE = /ʃʊə(r)/ (chắc chắn)
- Cách đọc /u:/
Anh - Mỹ: KNEW = /nuː/ (biết)
Anh - Anh: KNEW = /njuː/ (biết)
3.2. Phát âm Anh-Anh và Anh-Mỹ, cách đọc các phụ âm.
Ví dụ:
- Cách đọc /r/
Anh - Mỹ (đọc rõ ràng): TEACHER = /ˈtiːtʃər/ (giáo viên)
Anh - Anh (lược bỏ): TEACHER = /ˈtiːtʃə/ (giáo viên)
- Cách đọc /t/
Anh - Mỹ (/t/ đổi thành /d/): WATER = wa-der (nước)
Anh - Anh (đọc rõ ràng): WATER = wa-ter (nước)
4. Sự khác biệt về giao tiếp giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ
4.1. “just”, “already” và “yet”
Anh - Mỹ: “just”, “already” và “yet” dùng ở thì quá khứ đơn (Simple Past Tense)
Anh - Anh: “just”, “already” và “yet” dùng ở thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense)
Ví dụ:
- Anh - Mỹ: I had lunch my already. (Tôi ăn trưa rồi.)
= Anh - Anh: I've had my lunch already. (Tôi ăn trưa rồi.)
- Anh - Mỹ: She didn't have lunch yet. (Cô ấy chưa ăn trưa đâu.)
= Anh - Anh: She hasn't had lunch yet. (Cô ấy chưa ăn trưa đâu)
4.2. Cách nói giờ khác biệt trong Anh-Anh và Anh-Mỹ
- Cách đọc giờ với quarter
Ví dụ: Cách nói 2h45
Anh - Mỹ: quarter of three,
= Anh - Anh: quarter to three
Ví dụ: Cách nói 3h15
Anh - Mỹ: quarter after three
= Anh - Anh: quarter past three
4.3. Một số cách dùng từ khác biệt Anh-Anh và Anh-Mỹ
- Anh - Mỹ: I’m feeling good. (Tôi thấy tuyệt lắm.)
= Anh - Anh: I’m feeling well. (Tôi thấy tuyệt lắm.)
Người Anh dùng thì hiện tại hoàn thành “have/has got (gotten)” khi nói về sở hữu. Người Mỹ thường dùng hiện tại đơn “have/has” để nói về tình trạng sở hữu.
- Anh - Mỹ: She has a new ride. (Cô ấy mới mua xe.)
= Anh - Anh: She’s got a new ride. (Cô ấy mới mua xe.)
5. Sự khác biệt về ngữ điệu giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ (Pronunciation)
- Trong giao tiếp thì bạn sẽ thấy giọng Anh-Anh và Anh-Mỹ có sự khác biệt rõ ràng trong ngữ điệu. Người Anh-Anh nói chuyện với tone giọng trầm, bổng thay đổi linh hoạt. Họ ưa chuộng sự luyến láy, nối âm vì vậy tiếng Anh-Anh nghe sẽ nhanh, dồn dập và “líu lo”.
- Xét đến tiếng Anh chuẩn thì người Anh có tính quy tắc chặt chẽ hơn rất nhiều trong cách nói chuyện, họ chú trọng phát âm rõ ràng từng từ một. Đặc biệt các bản tin hay chương trình thời sự, các MC, biên tập viên đều có giọng đọc rất chuẩn chỉnh.
- Nếu bạn thích học theo phong cách quy phạm, đầy đủ và bài bản, bạn có thể tham khảo các kênh truyền hình dùng giọng Anh-Anh để tham khảo và luyện tập theo nhé.
- Trái lại, giọng Anh-Mỹ lại thoải mái và “bình dị” hơn rất nhiều. Với người mới bắt đầu học tiếng Anh, nghe các hội thoại ở giọng Anh-Mỹ dễ hiểu hơn, việc bắt từ khóa (keywords) cũng chính xác hơn nhiều.
- Tiếng Anh - Mỹ không quá chú trọng các quy tắc ngữ pháp hay phát âm rõ ràng tách bạch. Bạn có thể lược bớt âm cũng như đơn giản hóa câu nói của mình mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc trò chuyện.
- Các bạn muốn học giao tiếp nhanh, chú trọng vào tính thực tế thì có thể tham khảo các video học từ, học câu giao tiếp tiếng Anh Mỹ và luyện tập ngay nhé. Đảm bảo học xong dùng được ngay!
70 CÂU GIAO TIẾP CỬA MIỆNG TÂY NÓI SUỐT NGÀY - Học tiếng Anh Online (Trực tuyến)
Các bạn đã chọn được giọng tiếng Anh mà mình yêu thích chưa? Học theo Anh-Anh và Anh-Mỹ đều có những ưu điểm riêng, các bạn đừng quá lo lắng nhé. Để nhận được sự trợ giúp với việc học tiếng Anh, hãy để lại thông tin bên dưới comment và Langmaster sẽ liên lạc tới bạn ngay. Chúc các bạn học tiếng Anh vui vẻ và hiệu quả!
Nội Dung Hot
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.
KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
- Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
- Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
- Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
- Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...
KHÓA HỌC TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP
- Giáo viên đạt tối thiểu 7.5+ IELTS/900+ TOEIC và có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh công sở
- Lộ trình học thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Nội dung học và các kỹ năng tiếng Anh có tính thực tế cao
- Tổ chức lớp học thử cho công ty để trải nghiệm chất lượng đào tạo
Bài viết khác
Cùng thực hành bài tập phát âm ed mà Langmaster đã tổng hợp để vừa cải thiện điểm số trong bài kiểm tra vừa nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhé!
Tổng hợp các mẹo phát âm s/es bao gồm các bài tập phát âm s/es dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện và thành thạo hơn kiến thức này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Trọng âm 3 âm tiết thường gây khó khăn nhiều cho người học vì có nhiều quy tắc khó nhớ. Vậy làm sao để phát âm đúng? Cùng Langmaster tìm hiểu ngay sau đây.
Để có thể phát âm lưu loát, tự nhiên như người bản xứ, học cách đánh trọng âm 2 âm tiết là phần không thể bỏ qua. Cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu nhé!
Phát âm tiếng Anh là một phần quan trọng quyết định khả năng giao tiếp của bạn. Trong bài sau, cùng tìm hiểu các quy tắc học phát âm tiếng Anh hiệu quả nhất nhé!