MỤC TIÊU SMART LÀ GÌ? CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU SMART HIỆU QUẢ

Khi bắt tay vào làm một công việc, bước đặt mục tiêu giúp ta định hướng rõ hơn những công việc cần làm. Tuy nhiên, nhiều người đang loay hoay không biết đặt mục tiêu thế nào cho chính xác. Langmaster gợi ý cho bạn cách đặt mục tiêu SMART cực kỳ dễ áp dụng dưới đây nhé!

I. Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART là một nguyên tắc xây dựng mục tiêu theo 5 yếu tố cụ thể. Sử dụng mục tiêu SMART giúp tăng khả năng thành công trong việc đạt được mục tiêu và quản lý hiệu quả tiến trình làm việc. 

SMART là viết tắt của năm yếu tố quan trọng khi đặt mục tiêu:

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (Có thể đo lường)
  • Attainable (Khả thi)
  • Relevant (Liên quan)
  • Time-Bound (Có thời hạn)

Cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của từng yếu tố trên là gì nhé!

Xem thêm: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ, CHI TIẾT

null

1. Specific (Cụ thể)

Yếu tố Specific (Cụ thể) có thể hiểu là việc xác định rõ ràng và cụ thể về những gì bạn muốn đạt được. Thay vì đặt mục tiêu mơ hồ, ví dụ như "Tôi muốn thành công" hay "Tôi muốn giàu có," bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn.

Mục tiêu cụ thể sẽ đưa ra câu hỏi: "Điều gì chính xác mà tôi muốn đạt được?" Ví dụ, thay vì nói "Tôi muốn thành công," bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể hơn như "Tôi muốn được thăng chức lên vị trí quản lý trong công ty của mình trong vòng 2 năm."

Mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào điều gì quan trọng, định hình rõ ràng và tạo ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu càng rõ ràng thì tỉ lệ đạt được mục tiêu càng cao. Nó cũng giúp bạn có khả năng đánh giá tiến trình và đo lường thành tựu một cách chính xác hơn.

2. Measurable (Có thể đo lường)

Yếu tố Measurable (Có thể đo lường) trong việc đặt mục tiêu là việc xác định được một cách định lượng tiến trình và kết quả của mục tiêu.

Mục tiêu không chỉ cần xác định rõ ràng mà cũng cần có một phương pháp để đo lường và theo dõi tiến trình. Điều này giúp bạn biết chính xác mức độ tiến triển và đánh giá kết quả. Để đặt mục tiêu có tính đo lường, bạn cần xác định các tiêu chí cụ thể và các chỉ số để đo lường. Sau đây là một ví dụ về mục tiêu có yếu tố đo lường:

  • Mục tiêu: Tăng doanh số bán hàng tháng của công ty lên 20% trong vòng 6 tháng.
  • Yếu tố đo lường: Doanh số bán hàng tháng

Mục tiêu này có yếu tố đo lường rõ ràng là "doanh số bán hàng tháng" và đưa ra một con số cụ thể là 20% cùng thời gian để đạt được mục tiêu là 6 tháng. Để đo lường tiến trình và thành tựu của mục tiêu này, bạn có thể sử dụng các chỉ số như doanh thu từ bán hàng, số lượng đơn hàng, số lượng khách hàng mới, hoặc tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế

Việc có mục tiêu có thể đo lường giúp bạn theo dõi tiến trình, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Nó cũng mang lại sự minh bạch và khả năng chứng minh thành tựu của bạn.

3. Attainable (Khả thi)

Yếu tố Attainable (Khả thi) đòi hỏi bạn cần đảm bảo rằng mục tiêu của bạn là có thể đạt được dựa trên tài nguyên, khả năng và điều kiện của bản thân.

Để đảm bảo mục tiêu mình đặt ra là khả thi, bạn có thể tham khảo những trường hợp khác có mục tiêu tương tự mình. Nếu cần thiết, hãy tìm hiểu và phát triển những yếu tố cần thiết để làm cho mục tiêu trở nên khả thi hơn. Nói cách khác, hãy đảm bảo rằng mục tiêu bạn đặt ra là có căn cứ và cơ sở để có thể thực hiện được.

Đặt mục tiêu không nên quá dễ dàng để không mang lại sự thách thức và động lực. Tuy nhiên, mục tiêu cũng không nên quá khó khăn đến mức không thể đạt được. Khi mục tiêu được đặt khả thi, bạn sẽ có một khả năng cao hơn để thành công và cảm thấy động lực để tiếp tục nỗ lực và đạt được kết quả.

4. Relevant (Liên quan)

Mục tiêu của bạn cần liên quan chặt chẽ với mục tiêu chung và hoàn cảnh hiện tại. Đó cũng chính là ý nghĩa của yếu tố Relevant (Liên quan).

Mục tiêu sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không đóng góp vào mục tiêu lớn hơn mà bạn đang cố gắng đạt được. Một mục tiêu liên quan giúp đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào những gì thực sự quan trọng, tránh việc lãng phí thời gian và công sức. 

Để đặt mục tiêu liên quan, hãy xem xét các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu này liên quan đến mục tiêu chung của tôi như thế nào?
  • Mục tiêu này có mang lại giá trị gì cho tôi
  • Mục tiêu này có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại không?

5. Time-Bound (Có thời hạn)

Mục tiêu chuẩn yếu tố Time-Bound (Có thời hạn) là khi bạn cần xác định được thời điểm cụ thể hoàn thành hoặc một khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu. Điều này giúp tạo ra một yêu cầu cụ thể và tạo động lực để hoàn thành mục tiêu trong thời gian quy định. Ví dụ như bạn đặt mục tiêu “Hoàn thành viết xong cuốn sách mới trong vòng 1 năm” thì yếu tố thời gian 1 năm thể hiện khía cạnh “có thời hạn” của mục tiêu.

Mục tiêu này đã đặt ra một thời gian cụ thể để hoàn thành, là 1 năm. Bằng cách thiết lập yếu tố thời gian, bạn đặt ra một khung thời gian rõ ràng để làm việc và hoàn thành cuốn sách.

Việc đặt thời hạn cho mục tiêu giúp bạn:

  • Tập trung và sắp xếp thời gian để đạt được mục tiêu.
  • Đánh giá tiến độ và đo lường hiệu quả.
  • Tạo động lực và sự cam kết hoàn thành trong thời gian quy định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chia nhỏ mục tiêu thành các giai đoạn hoặc bước nhỏ hơn với thời gian xác định để theo dõi tiến trình. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng thời gian đặt ra là phù hợp. Đừng đặt một thời gian quá ngắn hoặc không thực tế, gây ra áp lực không cần thiết cho sự hoàn thành mục tiêu.

II. Quy trình đặt mục tiêu SMART & Thực hiện

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu ý nghĩa 5 yếu tố cấu thành và nguyên tắc đặt mục tiêu SMART là gì. Để tối ưu hóa mục tiêu SMART của mình, Langmaster gợi ý cho bạn quy trình hoàn chỉnh để đặt mục tiêu SMART nhé!

null

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bạn hãy xác định mục tiêu bạn muốn đặt được bằng cách bám sát vào 5 yếu tố trong mô hình SMART là Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Attainable (Khả thi), Relevant (Liên quan), và Time-Bound (Có thời hạn). Lưu ý là luôn đặt mục tiêu khi cân nhắc kỹ lưỡng đến hoàn cảnh hiện tại của mình nhé!

Bước 2: Viết ra cụ thể mục tiêu của mình

Đừng chỉ suy nghĩ trong đầu về mục tiêu mà hãy viết nó ra một cách cụ thể. Bạn có thể viết ra giấy hoặc điện thoại, điều này giúp tạo động lực và giúp bạn không bị xa rời với mục tiêu trong quá trình thực hiện. Một gợi ý của Langmaster là bạn có thể dán những tờ giấy này ở nơi dễ nhìn thấy để nhắc nhở bạn mỗi ngày về mục tiêu của mình nhé!

Bước 3: Hành động thôi!

Khi đã có mục tiêu, hãy xác định các bước cụ thể mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Tạo ra một lịch trình và phân chia công việc thành các giai đoạn nhỏ hơn để theo dõi tiến trình. Đừng quên đều đặn theo dõi và đánh giá tiến trình thực hiện để có các điều chỉnh phù hợp nhé!

Xem thêm: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

III. Ví dụ về cách đặt mục tiêu SMART

Dưới đây là các ví dụ thiết lập mục tiêu SMART trong những lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho trường hợp của mình nhé!

null

1. Mục tiêu SMART về Sức khỏe:

  • Mục tiêu chính: Chạy bộ mỗi tuần.
  • Đặt mục tiêu theo mô hình SMART như sau: 

1. Specific: Chạy bộ 3 lần mỗi tuần 

2. Measurable: Chạy được 3km trong 30 phút

3. Attainable: bắt đầu bằng việc chạy 2 km 2 lần mỗi tuần và tăng dần từ đó 

4. Relevant: để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức bền 

5. Time-bound: trong vòng 2 tháng 

Xem thêm: TỔNG HỢP TỪ VỰNG VÀ CÂU GIAO TIẾP VỀ SỨC KHỎE PHỔ BIẾN NHẤT

2. Mục tiêu SMART cho sinh viên học tập:

  • Mục tiêu chính: Nâng cao kỹ năng Tiếng Anh.
  • Đặt mục tiêu theo mô hình SMART như sau: 

1. Specific: Học tiếng Anh 30 phút mỗi ngày

2. Measurable: Hoàn thành khóa học trực tuyến với điểm số trung bình 8/10 

3. Attainable: Áp dụng phương pháp học từ vựng mới hàng ngày và tham gia các buổi thảo luận bằng tiếng Anh tại CLB ShareZone

4. Relevant: Nâng cao khả năng giao tiếp và viết tiếng Anh

5. Time-bound: Trong vòng 3 tháng 

Bạn có thể tham gia bài test trình độ Tiếng Anh online MIỄN PHÍ của Langmaster để xác định trình độ hiện tại và xây dựng lộ trình học phù hợp tại đây nhé!

3. Mục tiêu SMART về Sự nghiệp:

  • Mục tiêu chính: Thăng tiến trong công việc.
  • Đặt mục tiêu theo mô hình SMART như sau: 

1. Specific: Hoàn thành dự án A trước thời hạn vào tháng 9

2. Measurable: Đạt được mục tiêu doanh số 1 triệu đô la trong quý tiếp theo 

3. Attainable: Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án thông qua việc tham gia các khóa học và nhóm nghiên cứu 

4. Relevant: Đạt được việc thăng chức hoặc tăng lương 

5. Time-bound: Trong vòng 6 tháng 

Xem thêm: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV

Kết luận

Nói tóm lại, mục tiêu SMART là một công cụ giúp bạn đặt mục tiêu một cách đầy đủ. Khi xác định được chính xác mục tiêu mà mình muốn đạt được, bạn sẽ có khả năng cao hơn thành công khi thực hiện. Bạn có thể tham khảo các mô hình đặt mục tiêu khác và lựa chọn mô hình phù hợp với mình nhất nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác