BRAINSTORMING LÀ GÌ? ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING HIỆU QUẢ
Thuật ngữ Brainstorming hẳn là không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên bản chất thật sự của phương pháp này là gì? Và làm thế nào để có thể brainstorm hay “động não” và đưa ra các phương án khả thi nhất cho vấn đề đang gặp phải? Cùng khám phá tất tần tật mọi kiến thức thú vị xoay quanh phương pháp tư duy Brainstorming qua bài viết chi tiết bên dưới của Langmaster nhé!
1. Brainstorming là gì?
1.1 Khái niệm
Brainstorming (hay còn gọi là “động não” trong tiếng Việt) là một thuật ngữ phổ biến được ứng dụng để đưa ra các sáng kiến, ý tưởng mới mẻ khi giải quyết một vấn đề nào đó. Phương pháp này giúp kích thích tư duy sáng tạo, phá vỡ những khuôn mẫu, tạo ra sự thay đổi với các giải pháp tiềm năng, không chịu sự gò bó…
Phương pháp Brainstorm có thể được thực hiện bởi một hay nhiều người. Khi kết thúc phiên động não, các hoạt động như đánh giá, thảo luận, phản bác, xây dựng hay bác bỏ ý kiến… mới được thực hiện.
1.2 Nguồn gốc
Marketing SEO Alex Osborn được xem là cha đẻ của thuật ngữ Brainstorming. Khái niệm Brainstorming được ông đề cập trong cuốn sách “Applied Imagination” xuất bản năm 1953. Trong đó, ông mô tả Brainstorm là một phương pháp hội ý được tiến hành bởi một nhóm người, góp nhặt các ý kiến của tất cả thành viên nảy ra trong một khoảng thời gian nhất định để từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ.
Về sau, Charles Hutchison Clark tiếp tục phát triển kỹ năng này. Brainstorming được ứng dụng rất nhiều trong giảng dạy cũng như bất cứ lĩnh vực nào khi cần phải giải quyết vấn đề hay tìm kiếm lời giải cho một câu hỏi nào đó.
Xem thêm:
- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
- TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO HIỆU QUẢ
- SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ? CÁCH VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY TIẾNG ANH ĐƠN GIẢN
2. Ứng dụng brainstorming trong những lĩnh vực nào?
Brainstorm tạo ra những ý tưởng, giải pháp mới và có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống, cụ thể như:
- Tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo cho các chiến lược quảng cáo, đợt ra mắt sản phẩm mới của các doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề khó khăn thông qua thời gian brainstorm: Phân tích, tìm ra sáng kiến giải quyết hiệu quả.
- Brainstorm hỗ trợ quá trình quản lý, xử lý sản phẩm, hiệu quả công việc.
- Brainstorm trong xây dựng đội ngũ: Khuyến khích nhân viên sáng tạo, động não đưa ra các ý tưởng.
- Brainstorm trong quản trị đề tài – xử lý các vấn đề, phân chia và đảm bảo tiến độ công việc, xác định mối nguy hiểm,…
3. Các bước brainstorming hiệu quả
Quá trình brainstorming có thể được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định vấn đề cần brainstorm
Điều cần làm trước khi bắt đầu brainstorming, theo nhóm hay cá nhân là xác định vấn đề cần được “động não” là gì? Nếu khó khăn trong việc nhận định vấn đề, bạn có thể thử đặt câu hỏi. Mục đích của brainstorming sau đó chính là tìm ra giải pháp/ câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi được đặt ra.
Ví dụ: Khi cần giải một bài toán, thì vấn đề bạn cần tập trung sẽ xoay quanh đề bài, cụ thể là yêu cầu của bài toán (ví dụ: tìm x, tính khối lượng, quãng đường…)
Bước 2: Vạch ra quy tắc khi brainstorming
Khi thực hiện brainstorm theo nhóm, hãy xác định trưởng nhóm, thư ký ghi chép các ý tưởng, lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ giữ vai trò chỉ đạo cho toàn bộ quá trình brainstorming diễn ra. Một số quy tắc cần được thoả thuận trước gồm:
- Có thái độ tôn trọng.
- Tự do nêu lên suy nghĩ của mình.
- Không gây ồn khi mọi người đang suy nghĩ.
- Lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác.
Đối với hoạt động brainstorm cá nhân, bạn hãy đặt ra một số các quy tắc để giúp bản thân giữ sự tập trung, ví dụ như có thời gian cụ thể, tắt các thiết bị điện tử…
Bước 3: Chia sẻ và ghi chép ý kiến
Với brainstorming theo nhóm, sau khi từng người lần lượt suy nghĩ và đưa ra các ý kiến, chia sẻ giải pháp của họ, thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ các thông tin này. Các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó trao đổi, bình luận, phản bác…
Việc ghi chép cũng cần thiết đối với brainstorm cá nhân. Sau khi đã tập trung “động não” tìm lời giải, bạn hãy viết nhanh xuống các ý tưởng khác nhau hiện ra trong đầu, sau đó có thể xem xét, cân nhắc những kết quả khả thi nhất.
Bước 4: Chọn lọc ý tưởng
Tất cả mọi người đều có thể chia sẻ ý kiến, cách nghĩ của bản thân. Sau quá trình thu thập, lúc này cả nhóm sẽ cùng xem lại, gộp những ý giống nhau, lập danh sách các ý tưởng và tiến hành bước thảo luận.
Bước 5: Đánh giá, đưa ra kết luận
Ở bước này, mọi người cần một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng đâu là giải pháp có tính thực tế và khả thi nhất.
Xem thêm:
- KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? TOP 5 NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC
- KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT
4. Các kỹ thuật áp dụng trong Brainstorming
Hoạt động brainstorm phát huy sức sáng tạo của mỗi cá nhân trong một nhóm. Mỗi người sẽ có lối tư duy và suy nghĩ riêng để tạo ra ý tưởng độc đáo của riêng mình. Áp dụng các kỹ thuật giúp quá trình brainstorm đạt hiệu quả tối ưu. Một số kỹ thuật được khuyến khích áp dụng trong quá trình sáng tạo ý tưởng có thể kể đến:
- Kỹ thuật suy nghĩ ngược: Suy nghĩ theo hướng ngược lại với các ý tưởng, lý luận ban đầu có thể mang đến hướng đi mới mẻ cho vấn đề.
- Starbursting: Tập trung vào các câu hỏi để đánh giá ý kiến hơn là tập trung ở việc trả lời.
- Kỹ thuật bậc thang – the stepladder technique: Giúp các thành viên luôn yên tĩnh trong nhóm trở nên sôi nổi hơn, chủ động đưa ra ý kiến, suy nghĩ…
- Round – robin BrainStorming: Kỹ năng này cho phép việc thảo luận diễn ra thoải mái, không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến cá nhân. Các thành viên đều có thể tự do đưa ra các ý tưởng để thảo luận.
- Rolestorming: Một kỹ thuật cho phép các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến thảo luận dưới danh tính của người khác.
- Phương pháp Crawford: Cho phép cá nhân nêu ý kiến đóng góp và nhận được nhiều sự đồng ý của các thành viên, khích lệ tinh thần rất hiệu quả.
Người trưởng nhóm trong quá trình thực hiện hoạt động brainstorming cần nắm rõ các phương pháp và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, khích lệ tất cả các thành viên trình bày những ý tưởng sáng tạo mới mẻ, phục vụ nhu cầu giải quyết vấn đề.
5. Lưu ý trong quá trình Brainstorm
5.1 Brainstorm nhóm
Brainstorming theo nhóm rất phù hợp với các buổi thảo luận để tìm ý tưởng cho một bài thuyết trình, một kế hoạch hay dự án quan trọng… Brainstorming theo nhóm chính là lúc sáng kiến lớn được sinh ra. Vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội cả nhóm cùng ngồi lại động não một cách thật hiệu quả. Có một số lưu ý trong quá trình tiến hành brainstorm nhóm mà chúng ta cần biết như sau:
- Lựa chọn thời điểm hợp lý để brainstorm: Nếu trạng thái thể chất và tinh thần không tốt, việc cố gắng ép mọi người động não để sinh ra ý tưởng là điều gần như không thể. Hãy dành từ 30 đến 60 phút trong khoảng thời gian mà mọi người có sẵn nguồn năng lượng tích cực để cùng nhau động não.
- Địa điểm lý tưởng diễn ra hoạt động brainstorm nhóm: Các công ty sẽ thường trang bị phòng họp cách âm. Nếu không, có thể chọn một nơi yên tĩnh để tránh các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình brainstorming. Lưu ý tạm thời rời xa các thiết bị điện tử để tránh việc bị làm xao nhãng.
- Ghi chép lại ý tưởng của từng thành viên: Hãy ghi lại tất cả ý tưởng nảy sinh sau quá trình brainstorm của tất cả mọi người. Sau đó, cả nhóm sẽ có nội dung để cùng thảo luận và chọn ra ý tưởng tốt nhất.
- Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên: Tích cực lắng nghe, bình luận, góp ý để tăng tính sôi nổi, phát huy tinh thần nhóm.
- Khuyến khích sự trao đổi trong nhóm: Khi nhóm tham gia brainstorming sẽ có những người dễ dàng chia sẻ ý kiến và cũng có một số người ngược lại. Điều một trưởng nhóm cần làm là hãy khuyến khích, tạo môi trường thoải mái, tôn trọng và bình đẳng khi làm việc nhóm.
5.2 Brainstorm cá nhân
Khi cần tìm lời giải cho bất kỳ câu hỏi nào bản thân gặp phải, brainstorming chính là “cứu cánh” với các ý tưởng mới phát sinh. Khi brainstorm cá nhân, bạn có thể áp dụng các chỉ dẫn sau đây:
- Chọn một không gian yên tĩnh, không bị quấy rầy bởi yếu tố bên ngoài. Hãy tắt các thiết bị điện tử để giúp bạn dễ dàng tập trung động não.
- Tìm hiểu kỹ các thông tin, dữ kiện được cung cấp xoay quanh vấn đề/bài toán mình đang cần giải. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xâu chuỗi các điểm liên quan, dựa vào các gợi ý và nhanh chóng “brainstorm” ra câu trả lời. Đây là cách rất hiệu quả khi bạn nắm được hướng đi và định hình lối suy nghĩ của bản thân.
- Đôi khi, hãy chấp nhận và cởi mở hơn với mọi dòng suy tưởng và ý nghĩ nảy ra trong đầu. Hãy ghi chép lại các ý tưởng này để sau đó bạn sẽ có những manh mối, tiếp tục phân tích, lắp ghép lại và phát triển thành một điều gì đó hữu ích, giải đáp được vấn đề bản thân đang gặp phải.
Xem thêm:
- KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN
- KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp khá chi tiết về phương pháp Brainstorming. Ngoài áp dụng nhiều trong học tập, trong công việc đây cũng là cách thúc đẩy phát triển tư duy và tạo nên môi trường làm việc sáng tạo, năng xuất hơn. Dù là brainstorm theo nhóm hay cá nhân, những ý tưởng tuyệt vời chính là trái ngọt mà bạn thu hoạch được nếu tiến hành một cách hiệu quả.
Nội Dung Hot
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
- Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
- Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy (NLP), TPR (Phản xạ toàn thân), ELC (Học thông qua trải nghiệm).
- Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."
Khoá học trực tuyến
1 kèm 1
- Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
- Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
- Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
- Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
- Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.
KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN
- Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
- Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
- Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
- Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học
Bài viết khác

Bạn đang đau đầu không biết làm sao để phát âm đuôi ed thật chuẩn. Tất tần tật quy tắc phát âm đuôi ed chuẩn không cần chỉnh ngay trong bài viết này. Bấm để xem ngay!

Tự học tiếng Anh tại nhà cho người mới bắt đầu như thế nào hiệu quả? Nắm được 6 cách này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và đạt kết quả tốt nhất. Khám phá ngay!

Đừng lầm tưởng từ nối trong tiếng Anh (Linking words) là chủ điểm ngữ pháp cơ bản và không quan trọng! Phần kiến thức này rất hay xuất hiện trong các bài thi đó nhé!

Đâu là những cuốn sách học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu chất lượng? Danh sách 7 cuốn sách ngữ pháp dễ hiểu từ nhà xuất bản danh tiếng không nên bỏ lỡ.

Tính kỷ luật là gì? Tại sao mỗi cá nhân đều nên rèn tính kỷ luật? Tính kỷ luật bản thân ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống, công việc và học tập?