TS Lê Thẩm Dương: "Kiến thức chỉ là một phần của năng lực?"

Điểm khác nhau giữa đào tạo trên thế giới và đào tạo của Việt Nam là đào tạo thế giới luôn hướng đến “năng lực” còn đào tạo Việt Nam luôn hướng đến “kiến thức” mà kiến thức chỉ là một phần của năng lực. Chính vì vậy mà tiếng anh giao tiếp Langmaster cũng thầy Lê Thẩm Dương đã tổ chức hội thảo để các bạn sinh viên có thể tự tin bước vào môi trường thực tế sinh viên Việt Nam gặp suôn sẻ !
 
kiến thức chỉ là một phần của năng lực
 
Sinh viên Việt Nam đang có gì ?
Hầu hết sinh viên Việt Nam hiện nay luôn định vị bản thân theo cảm xúc, thích gì làm lấy, nhiều người làm thì mình cũng làm…dẫn đến hiện tượng không biết mình đang ở đâu, mình có gì và mình cần gì?
 
Thế giới luôn hướng đến đào tạo theo cách phát huy tối đa “năng lực” bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong khi đó Việt Nam lại luôn chú trọng vào “kiến thức”. Cầm tấm bằng giỏi trong tay sinh viên Việt Nam mới đáp ứng được 1/3 năng lực mà thế giới yêu cầu.
 
Bối cảnh thế giới ngày càng thay đổi buộc mỗi sinh viên phải biết và hoà nhập vào nó. Nền kinh tế phẳng đang chi phối Việt Nam hàng giờ, thì các sinh viên phải biết đến WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương), AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN)…
 
Kinh tế tri thức đang được các nước trên thế giới áp dụng thành công như thế nào, tại sao Việt Nam không biết cách sử dụng tri thức để biến những nguyên liệu có sẵn thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao? Và quan trọng hơn nữa là bối cảnh hiện nay đang đặt sinh viên vào một môi trường cạnh tranh thậm trí là siêu cạnh tranh. Nguyên liệu chỉ có vậy để đáp ứng cho dân số ngày càng tăng cao thì sinh viên phải lao động gấp đôi.
 
kỹ năng mềm
 
Sinh viên Việt Nam đang có gì để đối mặt với yêu cầu của bối cảnh, tấm bằng đại học giỏi không phải là tất cả. Bill Gates đã từng bỏ học tại một ngôi trường danh tiếng để học “thầy đời” nhưng không phải do ông ta không thích mà do ông ta đã định vị được bản thân. Nhiều bạn sinh viên Việt Nam hiện nay nói không thích ngành nghề mà mình đang học, muốn bỏ học theo một ngành nghề khác nhưng liệu sau khi bỏ “thầy trên bục” sinh viên sẽ học được những gì ở thầy đời khi chưa định vị được bản thân?
 
Thực tiễn cần gì ở sinh viên Việt Nam ?
Tại hôi thảo “ Định vị bản thân, làm chủ cuộc đời” TS. Lê Thẩm Dương đã nêu rõ: Thực tiễn hiện nay sinh viên cần phải có bốn phẩm chất là kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân và động lực, xác định được bốn phẩm chất, vận dụng phù hợp với bối cảnh thì sinh  viên sẽ định vị được bản thân.
 
Kiến thức không chỉ biểu hiện qua tấm bằng mà nó còn thể hiện qua cách sinh viên vận dụng và quy đổi nó. Năm người thầy dạy sinh viên cách tích luỹ kiến thức là thầy trên bục giảng, thầy là bản thân mình, thầy là bạn nhậu, là thần tượng và cuối cùng là Internet.Thầy trên bục giảng dĩ nhiên đó là nền tảng mà mỗi sinh viên bắt buộc phải có, thầy là bản thân mình nghĩa là bài học sau mỗi thất bại, có thất bại mới có thành công, bạn nhậu và thần tượng là hai đối tượng dạy nhiều cho sinh viên về kỹ năng, sự sẻ chia trong cuộc sống và Internet dạy sinh viên không lạc hậu so với thời đại.
 
Sinh viên hiện nay phải hiểu được bản chất của kinh nghiệm? Làm thêm không cho sinh viên thêm kinh nghiệm, đó chỉ là sự nguỵ biện của việc lười học. Sinh viên ra trường tại sao không có kinh nghiệm, là một lớp trưởng sẽ có kinh nghiệm trong việc quản trị đám đông, có một bài báo cáo khoa học được đăng, sinh viên phải vật lộn với thực tế, đó đều rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho mỗi sinh viên.
 
 
Phẩm chất cá nhân sinh ra từ di truyền, từ gia đình, từ môi trường xã hội, nó là cái tự nhiên không phải ai cũng giống nhau. Phẩm chất cá nhân bao gồm: ý chí, sự kiên nhẫn, phương pháp lao động, sự thông minh, trung thành, trưng thực và tự tin. Mỗi người có phẩm chất cá nhân khác nhau tuy nhiên cần phải biết vận dụng những điểm mạnh vào thực tế.
 
Cuối cùng là đòi hỏi về động cơ, mọi hành động đều xuất phát từ động cơ, sinh viên muốn gì: tiền hay địa vị xã hội, kiến thức hay danh vọng…phải xác định rõ động cơ thì mới vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu.
 
Bốn phẩm chất này là nền tảng cơ bản để sinh viên Việt Nam nhìn lại mình, xem mình đã có những gì, cần làm những gì để định vị bản thân phù hợp với thực tiễn.
 
PV: Ngọc Diệp

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác