CÁCH VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC SƠ YẾU LÝ LỊCH CHUẨN MỚI NHẤT 2024

Sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ không thể thiếu trong bất kỳ hồ sơ xin việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết sơ yếu lý lịch đảm bảo chuẩn form, đầy đủ thông tin nhất. Cùng Langmaster tìm hiểu cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch đúng chuẩn và chuyên nghiệp qua bài viết cụ thể bên dưới nhé! 

1. Sơ yếu lý lịch là gì? 

Sơ yếu lý lịch là tờ khai bao gồm các thông tin cá nhân liên quan đến ứng viên như tên tuổi, năm sinh, quê quán, nhân thân… Loại giấy tờ này thường được đính kèm khi gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng. 

null

2. Sơ yếu lý lịch gồm những gì?

Sơ yếu lý lịch thường bao gồm các nội dung sau:

  • Ảnh chụp, thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú…
  • Quan hệ gia đình gồm bố mẹ, anh chị em, nghề nghiệp…
  • Tóm tắt quá trình học tập, làm việc theo thời gian, hoạt động nghề nghiệp, chức vụ,…
  • Chữ ký, xác nhận

3. Điểm khác biệt giữa sơ yếu lý lịch với CV 

CV xin việc thường tập trung vào bằng cấp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và thể hiện năng lực của ứng viên. Còn sơ yếu lý lịch lại bao quát toàn bộ các thông tin cá nhân, tiểu sử của người ứng tuyển. 

So với CV, sơ yếu lý lịch thường dài và phức tạp hơn nên nếu không cẩn thận, nhiều ứng viên sẽ rất dễ viết nhầm hoặc sai sót. Chính vì thế, bạn cần hiểu rõ các nội dung và cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch chỉn chu, phù hợp nhất. 

4. Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch chuẩn

Họ tên, ngày tháng năm sinh

Họ tên, ngày tháng năm sinh bắt buộc viết đúng với chứng minh nhân dân, lưu ý họ tên cần viết in hoa.

Phần địa chỉ

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay cần viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo đúng số hộ khẩu.
  • Nơi ở hiện tại phải ghi rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
  • Nguyên quán là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ của người kê khai. Trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

Dân tộc

  • Đa số là dân tộc Kinh, nếu là dân tộc khác thì hãy viết tên dân tộc gốc của bản thân. 
  • Nếu là con lai người nước ngoài thì phải ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.

Tôn giáo

Ghi rõ tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài,… ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có). Trường hợp không theo đạo nào thì ghi Không.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất

Điền thông tin về thành phần của gia đình đúng theo quy định của pháp luật, có thể là cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay

Gia đình thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó, ví dụ: công nhân, công chức, viên chức…

Trình độ văn hóa

Ghi rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

Trình độ ngoại ngữ

Liệt kê cụ thể các văn bằng có liên quan tới trình độ ngoại ngữ như: Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ… 

Ngày kết nạp Đảng

Ghi rõ ngày, tháng năm và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn

Viết theo văn bằng đã được cấp (đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức…). Trường hợp có nhiều bằng thì ghi tất cả.

Cấp bậc

Theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, quản lý, giám đốc,… (nếu có)

Lương chính hiện nay

Ghi rõ mức lương hiện tại của bản thân. Lưu ý lương ở bản sơ yếu lý lịch khác hoàn toàn với CV (ở CV là mức lương mong muốn).

Ngày nhập ngũ QĐNDVN (TNXP)

Viết rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.

Hoàn cảnh gia đình

Cần khai các thông tin: Họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế của cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), con cái.

Quá trình hoạt động của bản thân:

Tóm tắt ngắn gọn quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia các hoạt động xã hội (đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì).

Khen thưởng/ Kỷ luật

Viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng hoặc tháng năm, lý so sai phạm, hình thức kỷ luật.

5. Mẫu hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch tham khảo

5.1 Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Việt

null

5.2 Mẫu sơ yếu lý lịch 2C

Mẫu 2C là bản sơ yếu lý lịch dành riêng cho công viên chức, cán bộ, công chức. Bao gồm những thông tin cơ bản của cá nhân và được Nhà nước ban hành theo quyết định. 

null

5.3 Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh

Người nước ngoài sẽ không phân chia rõ sơ yếu lý lịch và CV như ở Việt Nam. Do đó, khi ứng viên gửi hồ sơ đến các doanh nghiệp nước ngoài, CV cũng chính là sơ yếu lý lịch. Trong đó bao gồm các nội dung:

  • Contact information: Thông tin liên lạc của bạn để nhà tuyển dụng liên hệ trao đổi, gồm địa chỉ, số điện thoại, email…
  • Work experience: Kinh nghiệm làm việc thực tế, chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng. Bạn cần thể hiện rõ bản thân đã làm qua các vị trí nào, ở đâu, bao lâu, dự án nổi bật…
  • Objective: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong sự nghiệp của bạn.
  • Skills: Kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm khác phục vụ công việc.
  • Education: Trình độ học vấn, cơ sở nền tảng chuyên môn của bạn.

Link tải các mẫu sơ yếu lý lịch (FREE PDF): TẠI ĐÂY

6. Một vài lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc

6.1 Sơ yếu lý lịch rõ ràng, dễ nhìn

Sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc là loại giấy tờ mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đầu tiên khi tiếp nhận ứng viên. Do đó bạn cần đảm bảo bản lý lịch sạch đẹp về mặt hình thức cũng như rõ ràng về mặt thông tin. Các thông tin viết trong giấy tờ cần xác thực, ngắn gọn và dễ hiểu.

6.2 Đảm bảo hình ảnh, chữ viết đẹp

Hình ảnh và chữ viết trong bản sơ yếu lý lịch của ứng viên cũng góp phần tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Do đó, bí quyết ở đây là bạn hãy chuẩn bị một bức ảnh chân dung thật đẹp và viết nội dung thật cẩn thận. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót, bạn có thể sử dụng bản sơ yếu lý lịch đánh máy.

6.3 Cần công chứng sơ yếu lý lịch

Để tăng tính xác thực của các thông tin kê khai trên bản lý lịch, bạn phải cần công chứng ở địa phương. Mặc dù nhà tuyển dụng không yêu cầu điều này nhưng bạn vẫn nên thực hiện để thể hiện sự chuyên nghiệp, nghiêm túc đối với công việc.


Sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ cơ bản trong hồ sơ ứng tuyển. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm được cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch chuẩn để hoàn thành mẫu đơn xin việc của mình một cách chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác