ĐẦU XUÂN KHAI TRÍ - HỌC TIẾNG ANH HẾT Ý

GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 10.000.000Đ

Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG BẢN THÂN

Lựa chọn ngành nghề phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Thời điểm phải lựa chọn ngành muốn theo đuổi cũng là thời điểm đa số các bạn học sinh hay sinh viên chưa thực sự có trải nghiệm thực tế nhiều. Vì thế rất dễ mất định hướng, không biết mình thích gì hay không biết nên làm gì mới đúng. 

Tuy nhiên ngành nghề lựa chọn lại ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của mỗi người. Thế nên dù có khó khăn vẫn cần xem xét kỹ việc hướng nghiệp của mình. Nếu bạn đang cảm thấy hoang mang khi phải lựa chọn nghề nghiệp, hãy theo dõi ngay bài viết này cùng Langmaster để được giải đáo nhé!

1. Định nghĩa về định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp hay hướng nghiệp là việc đưa ra thông tin và kinh nghiệm thực tế để một người có được kiến thức căn bản mà trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường. 

Đặc biệt là đối với các bạn học sinh THCS, THPT khi chưa có nhiều trải nghiệm thực tế cùng với sự tìm hiểu kỹ càng. Thì đây là điều quan trọng là để định hướng tương lai của các bạn. Nhằm xác định cho bạn biết sau này bạn sẽ trở thành ai, làm những công việc gì, gặp gỡ những ai, môi trường làm việc như thế nào.

null

Định nghĩa về định hướng nghề nghiệp

Xem thêm:

=> SINH VIÊN LÀM THÊM “ĐƯỢC” VÀ “MẤT” NHỮNG GÌ? - TS LÊ THẨM DƯƠNG

=> TS LÊ THẨM DƯƠNG KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN KHÔNG NÊN ĐI LÀM THÊM?

2. Lý do nên định hướng nghề nghiệp

Việc chọn đúng đắn nghề từ ngay ban đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Nếu ngay từ đầu viêc hướng nghiệp chưa đúng đắn thì sẽ gây cho bạn nhiều bất lợi. Không chỉ mất thời gian để theo đuổi lại một công việc khác mà còn khiến tâm lý của bạn bị xao động. Giai đoạn tuổi trẻ khi chưa có nhiều trải nghiệm cùng với sự hoang mang mà thế giới đem lại khiến cho bạn cảm thấy không biết đi hướng nào, đi về đâu.

Chính vì như thế việc có được định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu là điều tối quan trọng đối với tất cả mọi người. Dù là học sinh cuối cấp, sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường hay là ai đi chăng nữa. Mọi người đều cần có một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, yêu thích với nó thì mới khiến cho bạn thoải mái với cuộc sống được.

Ngoài những lời chia sẻ bổ ích từ những người đi trước, bạn cũng nên tự hỏi bản thân để xác định đúng hướng. Ví dụ như: Bạn yêu thích lĩnh vực gì? Mục tiêu trong tương lai là gì? Hay bạn cảm thấy thích môi trường làm việc như thế nào?...

Dựa trên những yếu tố cá nhân hãy xác định nghề nghiệp mong muốn, sở thích cá nhân, năng lực học tập của mình để lựa chọn phù hợp nhất. Đặc biệt hãy tích cực tham gia những buổi hướng nghiệp do nhà trường hay trung tâm tổ chức. Ở đây bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm thực tế nhất của những người đã làm nghề lâu năm. Như vậy bạn sẽ tương đối tưởng tượng được những thứ mình sẽ phải trải qua trong tương lai. 

Vì là một bước rất quan trọng thế nên đừng lơ khi trải qua bước này. Dù ban đầu có chút khó khăn, tuy nhiên khi càng hiểu rõ bản thân lẫn nghề nghiệp bạn sẽ có được cái nhìn rộng nhất để lựa chọn. Đặc biệt điều này sẽ giúp bạn hạn chế được việc lựa chọn con đường không phù hợp dẫn đến chọn lại.

null

Lý do nên định hướng nghề nghiệp

ĐĂNG KÝ NGAY:

3. Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

Các bạn học sinh cuối cấp hay sinh viên thường hay mắc phải hiện tượng, không biết mình thích gì, không biết nên làm gì hay không biết đi về đâu. Đây là thứ cảm giác vô định khi đứng trước những quyết định lớn. Để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân nhất, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

3.1. Có cái nhìn đúng đắn nhất khi chọn nghề

Một số bạn khi chọn ngành nghề tương lai của mình thường có những tư tưởng chưa đúng hướng dẫn đến hệ quả sai ngành sai nghề. Vì thế nếu muốn có được con đường đúng nhất, hãy loại bỏ một số tư tưởng dưới đây:

  • Chọn đại vì không biết chọn gì hay chọn vì ngành hot, điểm đủ đỗ
  • Chọn theo sự mong muốn của bố mẹ, bạn chỉ nên nghe theo lời khuyên chứ không thực sự lựa chọn theo sự áp đặt nếu bạn thực sự không thích.
  • Chọn ngành nghề theo bạn bè, người yêu.
  • Chọn nghề cần phải quan tâm tới những yếu tố tài chính gia đình, cá nhân.
  • Chọn nghề mà nhu cầu xã hội thấp hoặc rất ít khiến cho việc tìm kiếm việc làm của bạn khó khăn hơn.

null

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

3.2. Đánh giá bản thân phù hợp với ngành nghề nào

Hãy liệt kê sở thích cá nhân, tính cách và điều kiện sống của bạn để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Hãy đưa ra danh sách những công việc mong muốn từ đó tìm hiểu thông tin về chúng. Đặc biệt ngành nghề này cần có sự phù hợp tương đối không chỉ tích cách mà còn là nhu cầu của xã hội, điều kiện kinh tế gia đình.

Thông tin hướng nghiệp trên MXH hiện nay đang rất lớn, bạn có thể tận dụng nguồn hữu ích này để tìm kiếm. Ví dụ bạn đang muốn muốn học ngành nào, hãy tìm kiếm những người đã trải nghiệm công việc này để được nghe chia sẻ. Ngoài ra bạn có thể tham gia các buổi tư vấn của từng ngành nghề để được nghe những kinh nghiệm thực tế nhất. Vì đa số các bạn sinh viên khi ra trường thường bị vỡ mộng với công việc của mình. Thực tế dù học tại giảng đường cảm thấy rất yêu thích nhưng khi thực chiến thật sự thì chưa chắc khiến các bạn còn hào hứng như vậy.

null

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

Xem thêm:

=> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG

=> TOP NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

3.3. Cần có mục tiêu nghề nghiệp

Bạn muốn mình trở thành ai? Câu hỏi khá mông lung, khi còn bé nếu được hỏi có lẽ bạn sẽ trả lời được hàng chục câu hỏi. Nhưng khi đứng trước sự lựa chọn lớn cho tương lai thì đa số các bạn trẻ lại không biết phải trả lời ra sao. 

Tuy nhiên bạn vẫn có thể trả lời qua công việc mà bạn yêu thích, bạn muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư hay ca sĩ. Đây là bước tiền đề để bạn tìm kiếm nhiều thông tin về chương trình học, công việc thực tế như thế nào, cần phải chuẩn bị những gì. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU - Fake Tết

3.4. Tìm hiểu rõ về ngành mình chọn

Xác định được ngành nghề muốn làm sau đó tới bước tiếp theo đó là tìm hiểu môi trường và chương trình học của mình sau này như:

  • Những trường đào tạo ngành muốn học, chất lượng đào tạo,  học phí và học bổng như thế nào.
  • Mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo của trường theo học.
  • Thời gian đào tạo mất bao lâu.
  • Bằng cấp và những cơ hội học thêm để phấn đấu.
  • Tìm hiểu phương thức tuyển sinh đầu vào, điểm chuẩn trong vài năm mới đây/ 
  • Những yếu tố về phẩm chất và kỹ năng cần có, điều kiện sức khỏe nếu cần thiết.
  • Công việc có thể làm trong tương lai.
  • Môi trường làm việc sau này. mức lương nhận được.
  • Nhu cầu việc làm sau khi mình tốt nghiệp (dự đoán trong 3-5 năm tới)
  • Tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ra sao.

Tất cả những thông tin này, bạn có thể tìm hiểu chính xác nhất trên các Website của trường bạn muốn học. Đồng thời kết hợp với một số chia sẻ thực tế của các chuyên gia hay những bậc tiền bối đi trước để cân xứng thực tế trải nghiệm và lý thuyết.Ư

null

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

3.5. Dựa trên năng lực học tập

Năng lực học tập cũng là một trong những yếu tố cần xem xét, bởi một số ngành nghề cần năng khiếu, một số thì yêu cầu năng lực nghiên cứu cao…Vì vậy hãy dựa trên những yếu tố sau để xem xét:

  • Điểm số học tập, các khối tuyển sinh đầu vào, so sánh mức độ phù hợp của năng lực học tập so với trình độ đào tạo của ngành.
  • Nhờ thầy cô, bạn bè, người thân nhận xét bản thân. Bởi họ là người có cái nhìn khách quan nhất về bạn bên cạnh việc tự tìm hiểu chính mình.
  • Ước lượng điểm số mình có thể đạt được thông qua các buổi thi thử để ước lượng khả năng bản thân có thể trúng tuyển ngành đó hay không.
  • Điều quan trọng nhất là hãy học tập thật chăm chỉ, bởi sự chăm chỉ sẽ tạo ra kỳ tích dù mong ước ban đầu có bạn có chênh lệch so với thực tế thời điểm đó.

Đăng ký test

>> ĐĂNG KÝ CÁC KHOÁ HỌC TIẾNG ANH

3.6. Tìm hiểu rõ thông tin về ngành nghề để nộp hồ sơ hoặc thi tuyển

Điều bạn cần quan tâm sau khi xác định được nghề nghiệp mong muốn đó là tìm hiểu xem sau này bạn sẽ phải trải qua những gì. Đó là có những thông tin về kỳ thi tuyển sinh (đặc biệt là kỳ tuyển sinh riêng của từng trường), nội dung thi, cấu trúc đề thi hay cách thức ra đề, các phương pháp học tập, kinh nghiệm…

Đối với một số bạn lựa chọn theo phương thức học nghề thì cần quan tâm nhất đó là chất lượng của trung tâm. Bởi một số trung tâm đào tạo nghề không chất lượng nhưng được quảng cáo rầm rộ khiến bạn dễ chạy theo những lời quảng cáo không thật. 

Điều bạn cần quan tâm đó là chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, địa điểm học tập để nộp hồ sơ. Như vậy sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được một nơi gửi gắm an tâm, không lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra để sau này có được một công việc ổn định.

null

Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về cách chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân. Bước đầu chọn đúng hướng đi đã mang đến cho bạn thành công một nửa. Bởi không phải ai cũng có thể chọn đúng ngành nghề như mong muốn mặc dù đã được tư vấn kỹ càng hoặc lựa chọn được ngành yêu thích nhưng thực tế lại phũ phàng. Vì thế dù xuất phát điểm của bạn bây giờ có là ai, học sinh, sinh viên hay những người đang chọn lại nghề thì cũng cố gắng nhất để tìm hiểu bản thân mình hơn. Theo dõi Langmaster để có thêm nhiều chia sẻ bổ ích hơn nữa nhé!

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster

Langmaster là trung tâm tiếng Anh giao tiếp DUY NHẤT trên thị trường cam kết chuẩn đầu ra theo CEFR. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho học viên, thay đổi niềm tin và thói quen để trở thành những người thành đạt có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.0 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NHÓM

  • Học theo nhóm (8-10 người), môi trường học tương tác và giao tiếp liên tục.
  • Giáo viên đạt tối thiểu 7.0 IELTS/900 TOEIC.
  • Học online chất lượng như offline.
  • Chi phí tương đối, chất lượng tuyệt đối.
  • Kiểm tra đầu vào, đầu ra và tư vấn lộ trình miễn phí

Chi tiết


Bài viết khác