Một số từ viết tắt thông dụng trong "khẩu ngữ"

Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều từ viết tắt khi giao tiếp tiếng Anh. Các từ viết tắt trong tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp rất hữu ích để tạo ra đoạn hội thoại thú vị. Thế nên, sử dụng các từ này thành thạo là điều bạn nên làm ngay lúc này.

null

Một số từ viết tắt thông dụng trong "khẩu ngữ" 

1. Sự hình thành các từ viết tắt trong tiếng Anh

Trong tiếng Việt, viết tắt từ rất phổ biến. Các cách viết sáng tạo cách ngẫu nhiên sẽ tạo thuận lợi khi viết. Trong Tiếng Anh thì không hoàn toàn giống, các từ viết tắt được hình thành dựa vào các nguyên tắc nhất định. Phổ biến nhất trong khi viết tắt tiếng Anh là ghép chữ cái đầu của từ lồng vào với nhau. Ngoài ra còn nhiều cách viết tắc khác tùy vào tình huống.

Nếu viết tắt theo cách phổ biến thì phát âm rất đơn giản. Chỉ cần phát âm các chữ cái được viết tắt. Lưu ý khi phát âm là tránh đọc thành từ vựng mới. Bởi như thế thì người nghe không hiểu người nói đang nói gì. 

2. Lý do mọi người thích dùng những từ viết tắt tiếng Anh

Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn. Chúng ta thường sẽ tìm cách tối ưu thời gian. Trong giao tiếp cũng thế, việc sử dụng từ viết tắt là một cách truyền tải thông tin tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không cần nói quá nhiều mà người nghe vẫn

Khi sử dụng những từ viết tắt trong tiếng anh của giới trẻ, người nói sẽ tiết kiệm được thời gian đồng thời đảm bảo đối phương cũng dễ dàng tiếp nhận thông tin. 

Đa số các trường hợp sử dụng viết tắt tiếng Anh là đang trò chuyện với những người thân thiết. Nếu giao tiếp với người lạ hoặc ở cuộc trao đổi quan trọng hơn, từ viết tắt ít được dùng. Như thế sẽ tránh được tình trạng đối phương cảm thấy không thoải mái hay không được tôn trọng. Tùy vào tình huống giao tiếp mà bạn áp dụng các từ viết tắt trong khẩu ngữ này sao cho phù hợp.

null

Xem thêm:

=> TỔNG HỢP 3000 TỪ VỰNG TIẾNG ANH THÔNG DỤNG THEO CHỦ ĐỀ

=> TOP 1000+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH THÔNG DỤNG THEO CHỦ ĐỀ

3. Các từ viết tắt tiếng Anh bạn sẽ thường xuyên gặp

Thế giới từ viết tắt trong tiếng Anh cũng khá đa dạng, có cả từ viết tắt trong văn viết và trong văn nói. Người bản ngữ, những người thành thạo tiếng Anh khi nói chuyện thường nói tắt với tần suất khá cao. Vì vậy để hiểu thông điệp đối phương và giao tiếp tốt hơn để truyền tải hiệu quả, bạn phải hiểu được những từ ngữ đó. Vì thế cần, tìm hiểu các từ viết tắt tiếng Anh thông dụng, cách đọc các từ viết tắt trong tiếng Anh để giao tiếp tiếng anh “xịn” hơn

  • Gonna: going to
  • Wanna: want to (muốn)
  • Gimme: give me (đưa cho tôi...)
  • Gotta: (have) got a (có...)
  • Gotta: (have) got to (phải làm gì đó)
  • Init: isn't it (có phải không)
  • Kinda: kind of (đại loại là...)
  • Lemme: let me (để tôi)
  • Wanna: want a (muốn một thứ gì đó)
  • Ya: you
  • ‘ere: here
  • In': ing
  • Awda: ought to
  • Dunno: don't know
  •  'cause: because
  • Coz: because
  • Getta: get to
  • Da: to
  • 'n': and
  • 'n: and
  • Hafta: have to
  • Hasta: has to
  • Ouda: out of
  • Dya: do you
  • Yer: your
  • 'bout: about
  • Gotcha: got you
  • Dontcha: don't you
  • Ain't: are not/ is not
  • Sez: say
  • Sorta: sort of
  • Lil': little
  • C'mon: come on
  • Luv: love
  • Runnin': running
  • Kin: can
  • Ev'ry: every
  • Yeah: yes
  • Nah: not
  • Outta: ought to
  • Bin: been
  • Git: get
  • Tho': though
  • Coulda: could have
  • D.I.Y: Do it yourself (Tự làm/ sản xuất)
  • No.: number (số)
  • P.S.: Postscript (Tái bút) 
  • Tel.: telephone (số điện thoại)  
  • VAT : Value added tax : Thuế giá trị gia tăng
  • IQ : Intelligence quotient : Chỉ số thông minh
  • EQ : Emotional quotient : Chỉ số cảm xúc
  • Sorta: Sort of
  • Cmon: Come on
  • S’more: Some more (đây cũng có thể là tên 1 loại đồ ngọt nổi tiếng của Mỹ - ăn khi đi cắm trại)
  • Musta: Must have
  • Mighta: Might have     

ĐĂNG KÝ NGAY:

null

Các từ viết tắt tiếng Anh hay gặp hàng ngày

Xem thêm:

=> 100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM THÔNG DỤNG

=> 25+ MẪU CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TIẾNG ANH NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ!

4. Giải thích một số cụm từ viết tắt thông dụng

Khi học các từ viết tắt trên, bạn có thể học cùng các tình huống và câu thông dụng để dễ nhớ hơn. Đây là cách học từ vựng giúp bạn không bao giờ quên các từ đó.

4.1. Gonna = be going to do something

Gonna là dạng nói tắt của cụm "going to". Nếu bạn nói nhanh cụm từ "going to". mà không phát âm rõ từng từ, nghe nó như phát âm "gonna". Đây là một trong các cụm từ viết tắt trong tiếng anh rất phổ biến trong giao tiếp hiện nay.

Ví dụ:

  • I'm not gonna tell you. (Tôi không nói cho bạn biết).
  • What are you gonna do? (Bạn định sẽ làm gì?)
  • I'm gonna call Tom now. (Tôi định gọi Tom bây giờ.)

4.2. Wanna = want to/want a

Tương tự như vậy, wanna là dạng nói tắt thường thấy khi cần nói "want to" (muốn ...). Rất nhiều tình huống giao tiếp xuất hiện từ này.

Ví dụ:

  • I wanna go home. (Tôi muốn về nhà)
  • I don't wanna go. (Tôi không muốn đi.)
  • Do you wanna watch TV? (Con có muốn xem ti vi không?)
  • I wanna speak to you. (Tôi muốn nói chuyện với bạn.)

4.3. Kinda = kind of (đại loại là...)

Kinda là dạng viết tắt của "kind of". Bạn có thể nói Kinda trong nhiều tình huống, người đối diện sẽ dễ dàng hiểu bạn.

Ví dụ:

  • She's kinda cute. (Cô ấy đại loại là dễ thương.)
  • Are you kinda mad at me? (Có phải anh đại loại là phát điên với tôi phải không?)

4.4. Ain't = isn't/haven't/hasn't

Tiếp theo, có thể thấy, Ain't là dạng viết tắt của "isn't/haven't/hasn't". Đây là từ viết tắt dùng rất nhiều trong các cuộc trò chuyện kể về ai đó, chia sẻ kỷ niệm của mình.

Ví dụ:

  • He ain't finished yet. (Anh ấy vẫn chưa làm xong.)
  • I ain't seen him today. (Tôi vẫn chưa gặp anh ấy hôm nay.)

4.5. Ya = you

Ya là dạng viết tắt của từ "you". Đây là cách nói tắt thể hiện sự thân tình, thân thiết của người nói với nhau.

Ví dụ:

  • Do ya know what I mean? (Bạn có hiểu tôi nói gì không?)
  • See ya! (Gặp lại bạn sau!)

4.6. Lemme = let me

Lemme là từ viết tắt của từ "let me". Các cuộc hội thoại với cấu này tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái cho mọi người.

Ví dụ:

  • Lemme see ... Tomorrow's a good time. (Để tôi xem nào ... ngày mai thì tốt đấy.)
  • Lemme introduce myself. (Tôi xin giới thiệu về bản thân.)

null

Một số ví dụ sử dụng từ viết tắt trong khẩu ngữ

4.7. Whadd'ya = what do you...

Whadd'ya là từ viết tắt của từ "what do you...". Các câu hỏi với từ viết tắt này được dùng rất nhiều hiện nay.

Ví dụ:

Whadd'ya mean, you don't want to watch the game? (Ý bạn là sao, bạn không muốn xem trận đấu à?)

4.8. Dunno = don't/doesn't know

Một số cuộc giao tiếp, có xuất hiện từ Dunho rất cao. Dunno là từ viết tắt của từ "don't/doesn't know".

Ví dụ:

  • I dunno. Whadd'ya think? (Tôi không biết. Bạn nghĩ sao?)
  • Wanna còn có nghĩa là "want a" (muốn một thứ gì đó).

4.9. Gimme = give me

Gimme là dạng viết tắt của từ "give me" (đưa cho tôi...). Giao tiếp với người quen thuộc và đồng trang lứa rất hay xuất hiện từ này.

Ví dụ:

  • Gimme your money. (Đưa tiền của anh cho tôi.)
  • Don't gimme that rubbish. (Đừng đưa cho tôi thứ rác rưởi đó.)
  • Can you gimme a hand? (Bạn có thể giúp tôi một tay không?)

4.10. Gotta = have got a/have got to

Gotta có nghĩa là (have) got a (có...). Trong danh sách các từ viết tắt trong tiếng anh, đây cũng là từ khá phổ biến.

Ví dụ:

  • I've gotta gun/I gotta gun. (Tôi có một khẩu súng.)
  • I gotta go now. (Tôi phải đi bây giờ.)
  • We haven't gotta do that. (Chúng ta không phải làm điều đó.)
  • Have they gotta work? (Họ có phải làm việc không?)

4.11.Innit = isn't it

Innit là dạng viết tắt của "isn't it".

Ví dụ:

  • It's cold, innit? (Trời lạnh có phải không?)
  • That's smart, innit? (Nó thật là thông minh phải không?)
  • Innit strange? (Điều đó có lạ không?)

Để các câu nói trở nên thu hút hơn hoặc chỉ đơn giản để hiểu nhiều câu hội thoại hơn trong giao tiếp, bạn cần sử dụng thành thạo các khẩu ngữ này. Đây là những khẩu ngữ chắc chắn sẽ giúp bạn nâng tầm tiếng Anh giao tiếp của mình. Hãy bỏ ra vài phút đọc và hiểu tường tận chúng nhé!

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác