500+ CÂU TIẾNG ANH KINH ĐIỂN ĐỂ TỰ TIN GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Bạn mới bắt đầu giao tiếp được những câu cơ bản với người nước ngoài và đang dành thời gian ra bờ Hồ để giao tiếp với người bản ngữ để nâng cao phản xa tiếng Anh? Đây là bộ câu hỏi dành cho bạn để hỏi cũn lắng nghe những chia sẻ của họ. Biết đâu sau những buổi này, bạn sẽ có thêm những người bạn nước ngoài mới. Cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

I. 500+ CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP KINH ĐIỂN ĐỂ TỰ TIN GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh - chủ đề chào hỏi:

  • Hello, nice to meet you! - Xin chào, rất vui được gặp bạn
  • Good morning/ Good afternoon / Good evening! - Chào buổi sáng/ Chào buổi chiều/ Chào buổi tối
  • Nice to meet you/ Nice to see you - Rất vui được gặp bạn
  • Hi, I’m + name. Have a nice day! - Chào bạn, tôi tên là …. Chúc bạn một ngày mới tốt lành.
  • I am an English learner, so I come here to practice English with foreigners - Tôi là học viên tiếng Anh, tôi đến đây để thực hành với người bản ngữ.

2. Mẫu câu làm quen bằng tiếng Anh

  • Can/May I introduce myself? My name is... (Tôi có thể giới thiệu về bản thân mình không? Tôi tên là...)
  • I'm glad for this opportunity to introduce myself. My name is... (Tôi rất vui khi có cơ hội giới thiệu bản thân mình. Tôi tên là...)
  • Allow me to introduce myself. I'm... (Cho phép tôi được phép giới thiệu về bản thân. Tôi tên là...)
  • I'd like to take quick moment to introduce myself. My name is... (Tôi muốn dành một chút thời gian để giới thiệu về bản thân. Tôi tên là...)

3. Mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

  • My first name is Ha, which means "river" (Tên tớ là Hà, có nghĩa là "dòng sông"
  • Please call me Huyen. Cứ gọi tớ là Huyền
  • Everyone call me Quan. (Mọi người gọi mình là Quân)
  • You may call me Thu (Chị có thể gọi em là Thu)

Trên đây chỉ là các mẫu câu giới thiệu tên. Để xem đầy đủ các mẫu câu giới thiệu bản thân và những ví dụ tham khảo, bạn hãy xem thêm TẠI ĐÂY.


null

4. Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chào tạm biệt:

Vậy là bạn đã có một cuộc hội thoại chất lượng rồi đấy, hãy cố gắng dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên nhất nhé, đừng hỏi liên tục như robot sẽ khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt.

Đã đến lúc bạn phải rời cuộc nói chuyện. Hãy tham khảo các mẫu câu dưới đây để gửi một lời chào tạm biệt với người bạn của mình nhé!

  • I have to leave now. Can I take a photo with you? - Giờ tôi phải đi rồi. Tôi có thể chụp với bạn một bức ảnh không?
  • It’s very nice to talk to you. - Thật vui khi được nói chuyện với bạn.
  • I am very happy to meet you. - Rất vui vì được gặp bạn.
  • Thank you so much. See you later! - Cảm ơn nhiều lắm. Gặp lại bạn sau nhé!
  • Have a nice day. - Chúc bạn một ngày tốt lành.
Tham khảo đầy đủ 30 câu tiếng Anh cơ bản để giao tiếp với người nước ngoài ngay sau đây và rủ bạn bè cùng ra hồ Gươm "săn Tây" ngay thôi
 
30 câu tiếng Anh kinh điển để tự tin giao tiếp với người nước ngoài [Học tiếng Anh giao tiếp #7]

5. Các mẫu câu giao tiếp hỏi thông tin cơ bản:

5.1. Hỏi về tên:

  • What’s your name? - Tên của bạn là gì?

Nếu sau khi hỏi tên xong, bạn vẫn chưa nghe rõ hoặc chưa biết viết tên của đối phương như thế nào, bạn có thể nhờ họ đánh vần.

  • How do you spell your name? - Tên của bạn đánh vần như thế nào nhỉ?
  • Could you spell your name? - Bạn có thể đánh vần tên của mình không?

Sau khi biết tên của họ, bạn có thể hỏi thêm một số thông tin sau để có thể duy trì cuộc hội thoại:

  • That’s a beautiful name. Does your name have any special meaning? - Tên của bạn thật đẹp, nó có ý nghĩa đặc biệt nào không?

5.2. Hỏi về quê quán/ gia đình:

  • Where are you from? - Bạn từ đâu tới đó? Quê bạn ở đâu?
  • It’s a great country. What is you country like? - Đó là một đất nước thật tuyệt. Nó trông như thế nào nhỉ?

Sau khi hỏi thăm và chém gió về quê hương của nhau xong, bạn có thể hỏi về gia đình của đối phương, như sau:

  • How many people in your family? - Gia đình bạn có mấy người nhỉ?
  • Have they ever been to Vietnam? - Họ đã từng đến Việt Nam bao giờ chưa?

null

Xem thêm:

5.3. Hỏi về trải nghiệm du lịch của đối phương:

What do you do now? - Hiện tại bạn đang làm công việc gì?

Đây là một trong các câu hỏi về công việc, không cần đề cập quá nhiều nếu thấy đối phương không cảm thấy thoải mái. Đa số người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch và khám phá nên bạn có thể chuyển qua hỏi các câu hỏi về chủ đề du lịch nhé!

  • Where have you travelled? - Bạn đã đi du lịch được những đâu rồi?
  • Where would you like to travel? - Bạn muốn đi đến những đâu?
  • Do you travel with your friends or alone? Bạn đi du lịch cùng bạn bè hay đi một mình?
  • How do you feel about the weather in here? Bạn thấy thời tiết ở đây thế nào?
  • What is the season in your country now? - Hiện tại đang là mùa gì ở nước bạn?
  • Do you like living in Vietnam? - Bạn có thích sống ở Việt Nam không?
  • What do you think is special about Vietnam? - Bạn nghĩ ở Việt Nam có gì đặc biệt?
  • What about the traffic here? - Bạn thấy giao thông ở đây thế nào?
  • You should visit Sapa because… - Bạn nên đến Sapa bởi vì…

Sau khi đã tìm hiểu được một số thông tin cơ bản về chuyến đi của họ, bạn có thể duy trì cuộc giao tiếp bằng cách hỏi sâu về ẩm thực họ đã trải nghiệm ở Việt Nam và cách liên hệ với họ:

  • Do you like Vietnamese food? - Bạn có thích đồ ăn Việt Nam không?
  • Do you try Bun cha Obama? - Bạn đã ăn thử Bún chả Obama chưa?
  • Do you have Facebook or Instagram? What is your account? - Bạn dùng Facebook hay Instagram chứ? Tài khoản của bạn là gì?

6. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chủ đề cảm ơn

  • Thank a lot (Cảm ơn bạn rất nhiều)
  • Thanks a lot for all your help (Cảm ơn bạn vì sự giúp đỡ này)
  • I’m very glad to be able to help you (Tôi rất hạnh phúc vì có thể giúp)
  • You’re welcome (Bạn luôn được chào đón)
  • Ok, that’s no problem (ok, không có vấn đề gì)
  • It’s no trouble at all. It’s my pleasure (Không có vấn đề gì đâu, đó là vinh hạnh của tôi)

7. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chủ đề xin lỗi

  • I'm sorry. (Tôi xin lỗi)
  • I am sorry I was out when you called me the other day. (Tôi xin lỗi vì đã đi vắng khi bạn ghé thăm ngày hôm qua.)
  • Never mind (Đừng bận tâm)
  • I do beg your pardon (Tôi thực sự xin cậu tha lỗi)
  • I hope you will excuse me (Tôi hy vọng cậu tha lỗi cho tôi)
  • I quite understand (Tôi hoàn toàn hiểu mà)
  • It's not your fault. (Đó thực sự không phải lỗi của bạn)

8. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh để hỏi đường

Excuse me, could you tell me how to get to …? (Vui lòng, bạn có thể chỉ cho tôi đường đến … không?)

Excuse me, do you know where the … is? (Xin lỗi, bạn có biết … ở đâu không?)

I'm sorry, I don't know. (Xin lỗi, tôi không biết)

Sorry, I'm not from around here. (Xin lỗi, tôi không ở khu vực này)

I'm looking for …  (Tôi đang tìm đường …)

Are we on the right road for …? (Chúng tôi có đang đi đúng đường tới … không?)

Is this the right way for …? (Đây có phải đường đi … không?)

67 MẪU CÂU DÙNG ĐỂ HỎI VÀ CHỈ ĐƯỜNG TRONG TIẾNG ANH

9. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp chủ đề khen ngợi

  • How lucky you are! (Anh thật may mắn)
  • I do envy you. You’re so beautiful (Tôi thật ghen tị với cô. Trông cô xinh quá)
  • This is a wonderful meal (Đây là một bữa ăn tuyệt vời)
  • I think that’s quite pretty, don’t you? (Tôi thấy đẹp quá, cậu có thấy vậy không)

10. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp chủ đề lời khuyên

  • I should try to practise English (bạn nên cố gắng thực hành tiếng Anh)
  • Why don't you join an English club? (Sao bạn không tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh)
  • You ought to read more (Bạn nên đọc nhiều hơn)
  • If I were you, I'd watch more television (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ xem tivi nhiều hơn)
  • He should visit the Eiffel Tower (Anh ấy nên đến thăm tháp Eiffel)
  • I suggest visiting the Ninh Binh (tôi đề nghị chúng ta đi thăm Ninh Bình)
  • I advise you to buy a good dictionary (Tôi khuyên bạn nên mua 1 cuốn từ điển tốt)

11. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp đề nghị giúp đỡ

12. Một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh thường gặp

Mẫu câu khi nói chuyện điện thoại

  • Who's calling? (Ai gọi thế ạ?)
  • Could I ask who's calling? (Xin hỏi ai gọi tới thế ạ)
  • Hold the line, please (Vui lòng đợi một lát)
  • I'll call back later (Tôi sẽ gọi là sau)
  • Thanks for calling (Cảm ơn vì đã gọi)

Mẫu câu hỏi thăm

  • It's time for dinner (Tới giờ ăn tối rồi)
  • It's what I had in mind (Đó là điều tôi đang nghĩ đến)
  • May I ask you a question? (Tớ hỏi cậu 1 câu được chứ)
  • Let me guess (Để tớ đoán thử xem)
  • How is the weather today? (Thời tiết hôm nay thế nào?)
  • What's the matter? (Có vấn đề gì vậy?)
  • What's wrong? (Có chuyện gì sao)
  • Is there anything I can do to help? (Có điều gì mà tôi có thể giúp được không?)

13. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong công việc

Một số mẫu câu bạn có tham khảo cho buổi phỏng vấn sắp tới!

  • I was rather inexperienced ( Kinh nghiệm của tôi chưa nhiều.)
  • I have a lot of experience (Tôi đã có một chút kinh nghiệm làm việc.)
  • I am sufficiently qualified (Tôi thấy bản thân đủ tiêu chuẩn cho công việc tôi đang ứng tuyển.)
  • I’m quite competent (Tôi tự tin về kinh nghiệm của mình.)
  • I have a high income = I am well-paid (Thu nhập của tôi khá cao.)
  • I’m poorly paid /badly paid /don’t earn much (Lương hiện tại của tôi ở mức trung bình thấp)
  • My average income is… (Thu nhập trung bình của tôi là….)

Một số mẫu câu khi trao đổi với quản lý

  • Would it be possible to speak with…? (Em có thể nói chuyện với … một chút được không)
  • Is there a way to…? (Có cách nào để…)
  • Do you have any feedback for me? (Mọi người có góp ý gì cho em không ạ?)
  • How is everything going over in…? (Mọi chuyện diễn ra có ổn không ạ…?)

Chi tiết: TỔNG HỢP TỪ VỰNG VÀ MẪU CÂU GIAO TIẾP TRONG CÔNG VIỆC

II. TẠI SAO BẠN HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHƯA HIỆU QUẢ?

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (các bạn cần chú ý là Trung Quốc có số dân hơn 1 tỷ người). Các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. tiếng Anh là chìa khóa mở ra một thế giới mới phong phú, tươi đẹp hơn, nơi mà nhiều cơ hội đang chờ bạn để thăng tiến và phát triển sự nghiệp

Tuy nhiên, có một thực tế là dù biết tầm quan trọng và lợi ích của tiếng Anh nhiều đến vậy nhưng bạn vẫn lười học, chán nản mỗi khi phải đụng đến tiếng Anh và kết quả là mãi không giỏi được.

Theo khảo sát trình độ đầu vào tại Langmaster của hơn 10.000 Học viên

Kết quả cho thấy có 5 Nguyên nhân chính dẫn đến việc người học không thể giao tiếp được

bằng tiếng Anh như sau:

Trong đó, 2 nguyên nhân lớn nhất chính là vấn đề về tâm lý và động lực học tiếng Anh.

Bạn có đang gặp phải nguyên nhân tương tự?

  • Bạn đã học tiếng Anh từ 7-12 năm nhưng vẫn chưa thể giao tiếp.
  • Bạn đã lên kế hoạch học tiếng Anh rất nhiều lần nhưng trì hoãn và không có động lực thực hiện.
  • Bạn không có mục đích, mục tiêu học tiếng Anh cụ thể.
  • Bạn lười học, sợ hãi, dễ dàng bỏ cuộc mỗi khi gặp khó khăn.
  • Bạn ngại nói, sợ sai, thiếu tự tin mỗi khi học tiếng Anh giao tiếp.
  • Bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, mong muốn tìm ra phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Vậy thế nào mới là cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu? 

Sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia ngôn ngữ, chúng tôi phát hiện: nếu kết hợp giữa phát triển tư duy và phương pháp học tiếng Anh hiệu quả sẽ làm thay đổi khả năng giao tiếp của bạn vô cùng nhanh chóng.

SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC GIAO TIẾP TIẾNG ANH

1. Tầm quan trọng của mục tiêu khi học giao tiếp tiếng Anh 

Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mục tiêu, Langmaster đã tiến hành khảo sát hai nhóm học viên. Trong đó, nhóm đầu tiên là những người mất gốc tiếng Anh chưa thành công trong việc giao tiếp ngôn ngữ này và nhóm thứ 2 là những người đã vượt qua giai đoạn mất gốc và giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Nhóm 1: Khảo sát mục tiêu học tập của  những người mất gốc nhưng chưa vượt qua được khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh

Kết quả cho thấy, những người nhóm học viên này đều có một mục tiêu không rõ ràng. Ở họ, chúng ta chỉ thấy được mong muốn học tiếng Anh, nhưng không có một mục tiêu cụ thể.

Nhóm 2: Khảo sát mục tiêu của nhóm người học tiếng Anh từ mất gốc nhưng đã giao tiếp thành thạo ngôn ngữ này

Ngược lại, nhóm những người thành công trong việc học giao tiếp tiếng Anh lại có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình phỏng vấn, họ chia sẻ rằng trong họ luôn có nội lực thúc đẩy mạnh mẽ và sự kiên trì học tập không ngừng nghỉ.

Chúng ta có thể tham khảo nguyên tắc S.M.A.R.T để viết lên mục tiêu của mình

Để đạt được mục tiêu, bạn hãy liên tục phân tích và đánh giá kết quả, đưa ra giải pháp cho những khó khăn. Đừng nản lòng và khiến cho mục tiêu biến mất, bạn nhé!

2. Niềm tin vào bản thân và hình thành tư duy cầu tiến

TẠI SAO TRONG CHÚNG TA CÓ NHỮNG NGƯỜI LUÔN TIẾN BỘ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG, CÒN NHỮNG NGƯỜI CÒN LẠI VẪN MÃI DẬM CHÂN TẠI CHỖ?

Theo nghiên cứu khoa học, Growth Mindset cùng với Fixed Mindset (Tư duy bảo thủ) là hai phương pháp tư duy mà hầu hết con người đều sử dụng dù vô tình hay hữu ý. Nhưng nếu Fixed Mindset làm cho những người sử dụng nó bị giày vò bởi lỗi lầm của mình và luôn gò bó trong chuẩn mực mà bản thân và xã hội vạch ra thì Growth Mindset lại khiến con người không ngừng tìm kiếm thử thách và cơ hội để rèn luyện, phát triển bản thân đến mức tối đa nhằm đạt được tất cả thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống, từ sự nghiệp, gia đình cho đến tình yêu.

Những con người trên, họ có điểm chung là gì để đạt được thành công rực rỡ như vậy?

Trí thông minh ư? - Đó là điều chúng ta không thể phủ nhận, nhưng có một điểm còn quan trọng hơn đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của họ, đó chính là Tư Duy Cầu Tiến (Growth Mindset) và niềm tin tích cực vào bản thân, thứ khiến họ luôn không ngừng nỗ lực để phát triển bản thân, vượt qua khó khăn và thay đổi số phận.

Hãy cùng xem video của tiến sĩ Carol Dweck - Những lợi ích của Tư Duy Cầu Tiến

3. Xây dựng kế hoạch hành động

Nếu bạn thấy mình đã bỏ khá nhiều công sức học tiếng Anh giao tiếp mà kết quả vẫn ì ạch, bạn hãy thử chia nhỏ mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể và thực hiện chúng một cách đều đặn (chứ đừng cố học nhồi nhét nhé, vừa vất vả, vừa dễ nản, mà hầu hết là không có kết quả “kỳ diệu” ngày đầu). Ví dụ, học đều đặn 5 từ mới mỗi ngày, luyện nghe 15 phút, tập nói 15 phút… 

Khi chia nhỏ mục tiêu theo ngày, bạn sẽ thấy việc học tiếng Anh nhẹ nhàng hơn. Điều quan trọng là hãy thực hiện đều đặn thay vì học theo kiểu “no dồn đói góp” thường vất vả mà kém hiệu quả. Thực hiện đúng như vậy, chả mấy mà bạn sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ trong giao tiếp của chính mình đấy!

Việc chúng ta lên kế hoạch và nỗ lực hoàn thành chúng là vô cùng quan trọng, chúng ta cần dành tối đa sự tập trung và loại bỏ những việc không cần thiết. 

Một công cụ sử dụng thời gian rất thành công đó là ma trận Eisenhower Matrix, được đặt theo tên của cố tổng thống Hoa Kỳ, Dwight Eisenhower. Theo ma trận này, tất cả các công việc của chúng ta đều có thể chia theo hai tiêu chí là quan trọng và khẩn cấp. Trong đó, những việc được coi là “quan trọng” là những công việc liên quan đến việc thực hiện những mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị của bản thân. Dựa vào đó, mà các công việc đều có thể chia vào 4 ô trong 1 ma trận như sau:

Mục Do First (Làm ngay): Đây là ô chứa những việc quan trọng và khẩn cấp, cần phải hoàn thành thật nhanh để kế hoạch không thất bại. Ví dụ: nộp bài luận tốt nghiệp với hạn chót là hôm nay. Nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều hoạt động trong ô này, khả năng thất bại của bạn rất cao. Hãy nhớ những việc quan trọng luôn phải được dành thời gian để hoàn thành một cách bình tĩnh và cẩn trọng. 

Mục Do Later (Sắp xếp lịch để làm): Quan trọng và không khẩn cấp. Đây là ô duy nhất chúng ta nên tập trung vào và lên kế hoạch kỹ lưỡng cho nó. Với tất cả sự đầu tư và nỗ lực trong ô này, chúng ta có thể đạt được những mục tiêu và chiến thắng mà mình mong muốn. Những hoạt động trong ô này có thể kế đến như tập thể thao, tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng, học tiếng Anh hay chăm sóc gia đình.

Mục Delegate (Bàn giao việc cho người khác): Không quan trọng và khẩn cấp. Những công việc tiêu biểu của ô này như trả lời tin nhắn, kiểm tra hòm thư điện tử, nghe những cuộc điện thoại mà nội dung và đối tượng đều không giúp chúng ta thực hiện mục tiêu. Nếu những hoạt động trong ô này được kiểm soát thì thời gian sẽ không bị lãng phí vào những thứ nhỏ nhặt.

Đại đa số chúng ta thường bị xao lãng bởi ô Delegate, nhất là khi chúng ta phải làm việc thường xuyên trên máy tính, điện thoại và mạng xã hội. Vậy nên, khi làm việc bạn hãy thiết lập một không gian khiến tất cả những cuộc điện thoại, tin nhắn, thông báo không thể với tới bạn. Bạn không muốn vừa mới nảy ra một ý tưởng quan trọng thì lại bị ngắt mạch vì một cuộc gọi không quan trọng chứ?

Ngoài ra, ở ô Delegate, nếu bạn không thể nhờ ai giúp đỡ, hãy dành riêng một khoảng thời gian cố định trong ngày để giải quyết nó, tốt nhất là không quá 10%. Những việc đó có thể là email hỏi thăm của một người bạn, tin nhắn rủ đi chơi của đồng nghiệp, mua đồ lặt vặt trong gia đình, v.v. 

Mục Eliminate (Xóa bỏ): Không quan trọng và không khẩn cấp. Đây là ô của những hoạt động làm tổn hại đến việc đạt được mục tiêu của chúng ta. Trong ô này chúng ta sẽ có nhiều “khoái lạc tạm thời” nhất, đồng thời cũng là ô khiến chúng ta dễ gặp thất bại. Những hoạt động có thể kể đến trong ô này là ngủ nướng, chơi điện tử, xem tivi, buôn chuyện. Nếu bạn muốn đạt được những mục tiêu của mình một cách xuất sắc, bạn cần loại bỏ những hoạt động thuộc ô này trong cuộc đời bạn. Liệu rằng khao khát của bạn có đủ lớn để từ bỏ được những thú vui đó không?

Thời gian đầu khi từ bỏ những thói quen xấu này sẽ vô cùng khó khăn. Trong thời điểm bạn tập trung làm việc, thói quen vô thức đã khiến bạn mở Facebook ra trò chuyện hoặc ngó nghiêng những gian hàng online. 

Để chữa bệnh thiếu tập trung này, bạn cần đặt trên bàn một tấm biển hoặc biểu tượng nhắc nhở bạn về mục tiêu của mình. Bất cứ khi nào bạn bắt gặp mình đang ở mục này, hãy dừng lại và nhìn vào biểu tượng hoặc tấm biển này một lúc để lấy lại năng lượng tập trung và quay lại công việc đang dang dở. 

Dựa trên kinh nghiệm của những người thành công, bạn chỉ có thể thiết lập sự tập trung làm việc cho mục tiêu nếu như ma trận của bạn chỉ còn lại ở hai ô đầu tiên: Làm ngay “Do first” và Sắp xếp làm ngay sau đó “Do Later”. Theo lời Tổng thống Dwight Eisenhower: “Không có việc gì quan trọng lại khẩn cấp. Không có việc gì khẩn cấp lại quan trọng”. Để sử dụng thời gian hiệu quả, chúng ta phải dành ít nhất 80% thời gian của mình trong ô Do First. 

4. Những thói quen tốt giúp công việc hiệu quả

Chúng ta hiểu rằng suy nghĩ, hành động và thói quen là những nhân tố chi phối, hình thành nên tính cách và nhân phẩm. Samuel Smiles từng nói “Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận.” Hành vi lặp đi lặp lại của một người sẽ hình thành thói quen, mà thói quen lại quay ngược lại nhào nặn nên nhân phẩm và cái tôi độc đáo. Tính cách được hình thành từ những thói quen và mong muốn bên trong chúng ta. Tuy nhiên, tính cách lại tồn tại bền vững, có khả năng chi phối mọi hoạt động. Thói quen tốt có thể hình thành nên những tính cách tốt đẹp, ngược lại thói quen xấu sẽ khiến chúng ta trở nên tiêu cực và bi quan. 

Ban đầu, khi vô tình phạm lỗi, chẳng hạn bạn trễ giờ làm do tắc nghẽn giao thông ngoài ý muốn buộc bạn phải phá vỡ nội quy công sở. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không nhận thức đúng đắn vấn đề và có phương pháp khắc phục thì bạn sẽ thường xuyên lặp lại thói quen dù không gặp trở ngại khách quan nào. Thói quen đi muộn đó sẽ quay trở lại hình thành nên một con người bê trễ và vô kỷ luật. Một vài ví dụ khác: thói quen tập thể dục giúp bạn siêng năng hơn, thói quen đọc sách sẽ tạo cho bạn tính cách điềm tĩnh. Ngược lại, thói quen ỷ lại sẽ tạo nên một con người lười biếng; thói quen nói dối khiến chúng ta thiếu trung thực. Chính bản thân chúng ta hoàn toàn có quyền chủ động với tính cách của mình. 

Hãy dành thời gian xem video chia sẻ 40 thói quen tốt giúp bạn thành công bền vững trong tương lai từ cố vấn học thuật Liesel Retief của Langmaster

Vậy bạn đã tạo cho mình 1 thói quen học tiếng Anh chưa?

Khi bạn đã tạo được thói quen học rồi, khi đó việc học tập của bạn sẽ diễn ra một cách tự nhiên ở mọi nơi mà bạn không cần ngồi vào bàn học ở nhà hay trên lớp mới có thể học được.

  • Hãy học tiếng Anh từ tất cả mọi người xung quanh bạn

Các bạn có biết rằng bạn của bạn cũng là một người thầy đáng để học tập. Nếu những người xung quanh bạn là người nước ngoài nói tiếng Anh thì điều đó là quá tuyệt vời đúng không nào. Nhưng nếu bạn không có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với người nước ngoài, bạn hãy tìm những người bạn hoc tieng Anh khá và tốt hơn bạn hoặc có cũng sở thích học tiếng Anh giống bạn nhé. Như vậy là đã có thể trở thành một “trường học: rồi đó.

  • Không ngại hỏi, kể cả đó là một câu ngớ ngẩn

Đôi khi bạn không dám đặt câu hỏi vì nghĩ rằng mọi người sẽ cười nhạo và cho rằng đó là một câu hỏi ngớ ngẩn. Nhưng bạn cần biết rằng người Mỹ rất chuộng câu “Chẳng có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả!” Vì thế đừng ngại hỏi “What does that mean?” khi bạn gặp phải một từ khó với mình.

  •  Bạn phải nói và nói to, rõ ràng

Bạn muốn giao tiếp tốt nhưng lại chỉ tập trung vào học ngữ pháp tiếng Anh, học từ mới thì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải nói. Kể cả đó là một câu đơn giản theo bạn nghĩ nhưng khi mới học bạn vẫn phải nói lên. Có những người tập trung học ngữ pháp, từ vựng, có điểm thi TOEFL khá cao nhưng khi nói chuyện với người nước ngoài vẫn không thể nói được và họ không thể hiểu ngữ pháp tiếng anh 

  • Học một cách chủ động

Trên thực tế thì có rất nhiều người không biết mình học tiếng Anh để làm gì, mặc dù họ vẫn đăng ký một khóa học tiếng Anh ở các trung tâm và hàng ngày vẫn làm đều đặn các bài tập mà giảng viên giao. Cái chủ động ở đây theo ý tôi là bạn phải học có mục đích. Bạn học để làm gì và bạn có mục tiêu thế nào. Dựa vào mục tiêu đó, bạn sẽ tìm cơ hội để mình sử dụng cái vốn ngôn ngữ đã tích lũy được. 

Học ngoại ngữ ngoài đời sẽ tốt hơn học trong sách vở rất nhiều. Và không chỉ là học tiếng Anh, bạn có thể áp dụng cho việc học bất cứ một thứ ngôn ngữ nào khác. Bạn hãy lên một kế hoạch học tiếng Anh thật cụ thể và nhớ là phải kiên trì với nó. Chúc bạn thành công!

5. Sức mạnh của kỷ luật bản thân

Kỷ luật tự giác là nhân tố quan trọng quyết định liệu rằng thói quen của bạn có được hình thành lâu dài và bền vững, từ đó cuộc sống mới thay đổi.  Thực tế cuộc sống cho ta thấy có những con người xuất phát điểm không được ưu ái chỉ số IQ cao ngất nhưng họ vẫn thành công rực rỡ. Kỷ luật là trung tâm của tất cả các yếu tố làm nên thành công. Lý tưởng, hoài bão mãi sẽ không bao giờ xuất hiện khi không có hành động cụ thể và bền bỉ vì một lý do duy nhất là  chúng ta không thể chiến thắng bản thân mình. Sự chiều chuộng bản thân mang đến cho chúng ta những ngày nghỉ ngơi, hạnh phúc trên chiếc giường êm ái ở hiện tại nhưng lại khiến cơ thể và tâm trí đau đớn cả quãng đời về sau. 

Tóm lại, khi ta nghiêm khắc với chính bản thân mình thì mới phát huy tối đa tiềm lực, xử lý mọi việc một cách tốt nhất và giảm thiểu tối đa sai sót. Khi thực hiện kỷ luật, chúng ta cũng cần có những nguyên tắc để thực hiện.

III. TIP HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

1. Có lộ trình học phù hợp

Hầu hết mọi người tự học tiếng Anh giao tiếp đều có chung những câu hỏi quen thuộc như:  “nên bắt đầu học từ đâu?” “Học cái gì trước?” “Làm thế nào đi từ cơ bản đến nâng cao?”

Khi bạn không nắm được trình độ, lộ trình học của chính bản thân mình, bạn sẽ cứ học một cách không hệ thống dẫn đến lạc đường. Việc học không có hệ thống, không có định hướng rõ ràng cũng sẽ khiến bạn khó có thể thực hành giao tiếp tiếng Anh, hơn nữa sẽ rất nhanh quên.

Ngoài ra, việc không nắm được lộ trình rằng mình đang học đến đâu cũng như mục tiêu của chuỗi ngày học tập này là gì, bạn sẽ rất nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Dù có quyết tâm đạt mục tiêu giao tiếp tốt tiếng Anh vô cùng mãnh liệt nhưng nếu không có lộ trình học rõ ràng thì bạn rất dễ sinh ra tâm lý lười nhác, không phấn đấu, cuối cùng dẫn đến bỏ cuộc.

Tìm hiểu thêm: KHÁM PHÁ LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC TỪ A ĐẾN Z

2. Chú trọng phát âm chuẩn

Có đến 80% người Việt khi học tiếng Anh giao tiếp chỉ học cách đọc của từng từ mà bỏ qua bước học phát âm theo bảng phát âm Quốc tế IPA.

Việc học bảng phát âm theo bảng IPA giúp bạn chuẩn hóa giọng nói, nắm bắt chính xác cách phát âm của các từ vựng. Từ đó, bạn mới có thể nghe được tiếng Anh, đồng thời phát âm chính xác để người bản xứ hiểu bạn đang nói gì. 

Ngoài ra, để giao tiếp tốt trong khi học phát âm bạn còn cần lưu ý một số nguyên tắc phát âm đặc biệt như: trọng âm, âm câm, nối âm,... Riêng đối với, trọng âm là một nét đặc trưng trong tiếng Anh, rất nhiều từ tiếng Anh có phiên âm giống nhau nhưng trọng âm khác nhau là đã chuyển sang một nghĩa khác. Vì vậy, khi học từ bạn cần đặc biệt lưu ý điều đó.

Học bảng phiên âm IPA trong 20 ngày MIỄN PHÍ

Tổng quan phát âm tiếng Anh: 44 ÂM IPA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

3. Quá tập trung vào ngữ pháp

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá tập trung vào ngữ pháp là một sai lầm khi học giao tiếp Tiếng Anh. Ngữ pháp Tiếng Anh khá phức tạp, trong khi thực tế giao tiếp diễn ra khá nhanh. Do đó đôi khi chính những người bản xứ sẽ bỏ qua yếu tố ngữ pháp trong câu, miễn sao họ nghe thuận tai và có thể hiểu nghĩa của câu bạn đang nói.

Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là bạn không cần học ngữ pháp. Cũng sẽ là sai lầm lớn nếu bạn hoàn toàn bỏ qua mà không học ngữ pháp. Vì cấu trúc câu trong tiếng Anh khác hoàn toàn trong tiếng Việt, nếu bạn áp dụng ngữ pháp tiếng Việt vào tiếng Anh chắc chắn người nghe sẽ chẳng thể hiểu bạn đang nói gì. 

Vì vậy, khi mới bắt đầu, bạn hãy học các ngữ pháp đơn giản như các thì, các mẫu câu giao tiếp cơ bản người bản xứ thường dùng, từ đó hình thành thói quen giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, ngữ pháp của bạn sẽ được hình thành trong quá trình luyện nghe, xem video tiếng Anh, luyện đọc,...

Xem thêm: 

TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A - Z

TOP 1000+ MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THÔNG DỤNG NHẤT

4. Thiếu môi trường rèn luyện

Tự rèn luyện tiếng Anh giao tiếp tại nhà thường hiếm có cơ hội cọ xát với thực tế, đặc biệt là khó có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ và giao tiếp với học. Khả năng nói và nghe tiếng Anh của bạn sẽ không được phát huy tối đa. Việc thiếu môi trường rèn luyện khiến quá trình tự học của bạn khó khăn hơn, cũng làm bạn nhanh quên hơn và khó thực hành.

Thay vì học một mình, bạn có thể sử các app để giao tiếp online hoặc tới những địa chỉ thường xuyên có người nước ngoài tới để giao tiếp với họ, đó sẽ là cách bạn nhanh chóng tự tin và giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Tham khảo thêm khóa học giao tiếp tiếng Anh giao tiếp tại Langmaster

5. Sợ nói sai, ngại nói

Có một bộ phận (rất lớn) những người tự học tiếng Anh giao tiếp theo ngại nói vì sợ sai, tự ti và xấu hổ. Vậy thì cho dù sau một thời gian dài, bạn nắm rất chắc kiến thức từ vựng, ngữ pháp khi gặp người nước ngoài, bạn chắc chắn cũng sẽ không thể tự tin giao tiếp.  

Bản chất của việc thành thạo khi giao tiếp tiếng Anh chính là phản xạ nghe nói nhanh nhạy chứ không chỉ là việc đọc thuộc lý thuyết. Không thể phủ nhận rằng từ vựng, ngữ pháp là nền tảng để nghe nói một ngôn ngữ. Song, đừng quá quan trọng và dành quá nhiều thời gian cho lý thuyết hãy dành nhiều thời gian thực hành nhiều hơn, đó sẽ là yếu tố chiếm phần lớn thành công.khi học giao tiếp tiếng Anh.

Cuối cùng, với bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần thời gian thực hành nhiều lần, lặp đi lặp lại. Vì vậy, hãy dành thời gian luyện tiếp giao tiếp tiếng Anh đều đặn hằng ngày, hằng tháng để tự tin giao tiếp và biến đó thành lợi thế để thành công hơn trong nhiều lĩnh vực bạn nhé

Tham khảo đầy đủ 30 mẫu câu tiếng Anh cơ bản để giao tiếp với người nước ngoài ngay sau đây và rủ bạn bè cùng ra hồ Gươm "săn Tây" ngay thôi!

    Nội Dung Hot

    KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

    Khoá học trực tuyến
    1 kèm 1

    • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
    • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
    • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
    • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
    • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

    • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
    • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
    • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
    • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

    Chi tiết

    null

    KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

    • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
    • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
    • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
    • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

    Chi tiết


    Bài viết khác