CẤU TRÚC VỚI WISH VÀ NHỮNG CÁCH DÙNG THÔNG DỤNG NHẤT

Cấu trúc với wish là cấu trúc thể hiện mong ước, ước muốn của một đối tượng nhất định. Thường xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, cấu trúc với wish trong tiếng Anh có rất nhiều dạng khác nhau. Hãy cùng Langmaster tham khảo ngay dưới đây.

1. Khái niệm cấu trúc với wish

“Wish” trong tiếng Anh có nghĩa là “ước”, là “chúc”. Vì thế, cấu trúc với wish là cấu trúc dùng để diễn tả mong muốn, ước muốn của ai đó. 

Ví dụ:

I wish I can get good results in the next exam. (Tôi ước tôi có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi tới).

2. Những cách dùng cấu trúc Wish + Clause

Cấu trúc với Wish này thường khá phổ biến trong các đề thi tiếng Anh, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây.

null

Các cấu trúc Wish + Clause

2.1 Cấu trúc với Wish ở hiện tại

Ý nghĩa:

Câu ước ở hiện tại dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở hiện tại, hay giả định một điều ngược lại so với thực tế.Chúng ta dùng câu ước ở hiện tại để ước về điều không có thật ở hiện tại, thường là thể hiện sự nuối tiếc về tình huống hiện tại (regret about present situations).

Cấu trúc:

Khẳng định: S + wish(es) + S + V2/-ed + O (to be: were / weren’t)

Phủ định: S + wish(es) + S + didn’t + V1

= IF ONLY + S+ V (simple past)

- Động từ ở mệnh đề sau wish luôn được chia ở thì quá khứ đơn.

- Động từ BE được sử dụng ở dạng giải định cách, tức là ta chia BE = WERE với tất cả các chủ ngữ.

Ví dụ: 

  • I wish I knew the answer to this question (Tôi ước tôi biết trả lời câu hỏi đó).
  • I wish I didn't have so much work to do (Tôi ước tôi không có nhiều bài tập để làm)
  • I wish I were rich. (But I am poor now).
  • I can’t swim. I wish I could swim.
  • If only she were here. (The fact is that she isn’t here).
  • We wish that we didn’t have to go to class today. (The fact is that we have to go to class today).

2.2 Cấu trúc với Wish ở quá khứ

Ý nghĩa:

Câu ước ở quá khứ dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay giả định một điều ngược lại so với thực tại đã xảy ra ở quá khứ. Chúng ta sử dụng câu ước ở quá khứ để ước điều trái với những gì xảy ra trong quá khứ, thường là để diễn tả sự nuối tiếc với tình huống ở quá khứ.

Cấu trúc: 

Khẳng định: S + wish(es) + S + had + V3/-ed

Phủ định: S + wish(es) + S + hadn’t + V3/-ed

= IF ONLY + S + V ( P2)

S + WISH + S + COULD HAVE + P2 = IF ONLY + S + COULD HAVE + P2

Động từ ở mệnh đề sau wish chia ở thì quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

  • If only I had gone by taxi. (I didn’t go by taxi).
  • I wish I hadn’t failed my exam last year. (I failed my exam).
  • She wishes she had had enough money to buy the house. (She didn’t have enough money to buy it).
  • If only I had met her yesterday. (I didn’t meet her).
  • She wishes she could have been there. (She couldn’t be there.)
  • I wish I had gone to your party last week (Tôi ước tôi đi đến bữa tiệc của bạn vào tuần trước).

2.3 Cấu trúc với Wish ở tương lai

  • Chúng ta có thể dùng "could" để diễn đạt mong muốn về một việc nào đó ở tương lai.

Ví dụ : I wish Jane could meet me next week (Tôi ước Jane có thể gặp mặt tôi vào tuần tới).

  • Chúng ta cũng có thể cùng "could" để diễn tả một việc nhìn chung rất khó có thể thực hiện, không khả thi. 

Ví dụ: I wish I could contact him, but I don't have my mobile phone with me (Tôi ước tôi có thể liên lạc với anh ấy, nhưng tôi không có điện thoại di động bên mình).

  • Chúng ta cũng có thể dùng "have to" để nói về mong muốn một việc trong tương lai

Ví dụ: I wish I didn't have to get up early tomorrow (Tôi ước gì ngày mai mình không phải dậy sớm).

Ý nghĩa:

Câu ước ở tương lai dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai. Chúng ta sử dụng câu ước ở tương lai với mong muốn ai đó, sự việc gì đó sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai. 

Cấu trúc 

Khẳng định: S+ wish(es) + S + would + V1

Phủ định: S + wish(es) + S + wouldn’t + V1 

IF ONLY + S + would/ could + V (bare-infinitive) 

Ví dụ:

  • I wish you wouldn’t leave your clothes all over the floor.
  • I wish I would be an astronaut in the future.
  • If only I would take the trip with you next week.
  • If only I would be able to attend your wedding next week.
  • I wish they would stop arguing.

Chú ý: 

Đối với chủ ngữ ở vế “wish” là chủ ngữ số nhiều, chúng ta sử dụng wish. (Ví dụ: They wish, Many people wish,…). Đối với chủ ngữ ở vế “wish” là chủ ngữ số ít, chúng ta sử dụng wishes. (Ví du: He wishes, the boy wishes,…)

Động từ ở mệnh đề sau ta chia ở dạng nguyên thể vì đứng trước nó là Modal verbs would/could.

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC ALTHOUGH - CÁCH PHÂN BIỆT ALTHOUGH, EVEN THOUGH, DESPITE & IN SPITE OF

=> CẤU TRÚC IT WAS NOT UNTIL - CÁCH DÙNG CHUẨN NHẤT & BÀI TẬP LUYỆN TẬP

3. Các cấu trúc với Wish thông dụng khác

Ngoài cấu trúc với wish thể hiện mong ước ở trên thì bạn có thể tham khảo thêm một số cấu trúc khác như:

null

Các cấu trúc Wish thông dụng khác

3.1 Cấu trúc wish dùng với would

  • Khi chúng ta muốn phàn nàn về 1 thói quen xấu, chúng ta dùng:

S + wish + would + V

Ví dụ: I wish Peter wouldn't chew gum all the time (Tôi ước gì Peter không nhai kẹo cao su mọi lúc).

  • Chúng ta cũng có thể dùng I wish + would để diễn tả 1 điều mà chúng ta muốn điều đó xảy ra. 

Ví dụ: I wish the police would do something about these people (Tôi ước cảnh sát sẽ làm gì đó với những người này)

3.2 Cấu trúc wish + to V

Nếu bạn muốn diễn tả mong muốn của bản thân với hàm ý trang trọng, hãy sử dụng wish với động từ nguyên thể. 

Ví dụ:

- I wish to speak to your boss. (Tôi muốn nói chuyện với sếp của bạn)

- I wish to go now. (Tôi muốn đi ngay bây giờ)

3.3 Cấu trúc wish + O + something

Cấu trúc này được sử dụng rất nhiều trong lời chúc.

Ví dụ:

- I wished her a happy birthday. (Tôi chúc cô ấy sinh nhật vui vẻ)

- They wished us merry Thanksgiving. (Họ chúc chúng tôi Lễ Tạ ơn vui vẻ)

3.4 Cấu trúc wish + O + to V

Nếu bạn muốn ai đó làm gì một cách trang trọng, bạn cũng dùng cấu trúc câu wish trong Tiếng Anh với động từ nguyên thể.

Ví dụ:

- I do not wish you to publish my address. (Tôi không muốn bạn công khai địa chỉ của tôi)

- I wish these people to stay. (Tôi ước họ ở lại)

3.5 Cấu trúc if only

Chúng ta có thể thay thế "I wish" bằng "If only" để nhấn mạnh. Trong văn nói, only thường là trọng âm của câu.

Ví dụ: 

- If only I knew the answer to this question (Giá mà tôi biết câu trả lời cho câu hỏi này).

- If only I had gone to your party last week (Giá như tuần trước em đi dự tiệc của anh).

ĐĂNG KÝ NGAY:

4. Bài tập về các cấu trúc với Wish trong tiếng Anh

4.1 Bài tập

Bài 1: Chia động từ trong ngoặc ở thì đúng nhất theo cấu trúc với wish.

1. Do you ever wish you (can travel) more?

2. I wish we (not have) an exam today.

3. I wish these questions (not be) so difficult.

4. I wish we (live) near the hill.

5. I wish I(be) better at Chemistry.

6. I wish I (not fail) the Maths test yesterday.

7. I wish we (not have to) wear uniforms to school.

8. Sometimes I wish I (can fly).

9. I wish we (can go) to Disneyland this summer.

10. My teacher wishes we (not forget) our homework but we did.

Bài 2: Chọn đáp án đúng

1. She likes to swim. She wishes she … near the sea.

A. lives

B. lived

C. had lived

D. would live

2. It’s cold today. I wish it … warmer.

A. is

B. has been

C. were

D. had been

3. He wishes he … the answer, but he doesn't.

A. know

B. knew

C. had known

D. would know

4. I wish I … blue eyes.

A. has

B. had

C. had had

D. would have

5. He wishes he … a movie star.

A. is

B. were

C. will be

D. would be

4.2 Đáp án

Bài 1:

1. Could travel

2. didn’t have

3. wasn’t

4. lived

5. was

6. hadn’t failed

7. didn’t have to

8. could fly

9. could go

10. hadn’t forgotten

Bài 2: 1 - B, 2 - C, 3 - B, 4 - B, 5 - B

Phía trên là toàn bộ về cấu trúc wish cùng bài tập thực hành để bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Anh của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm khóa học tiếng Anh chất lượng, uy tín thì hãy đến Langmaster để đăng ký ngay nhé.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác