CÁC CẤU TRÚC V-ING THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH

Trong ngữ pháp tiếng Anh, bên cạnh dạng to V thì nhiều bạn vẫn còn đang loay hoay, nhầm lẫn với cấu trúc V-ing. Việc không hiểu được căn nguyên của cấu trúc này sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn khi làm bài tập cũng như giao tiếp. Trong bài viết dưới đây, Langmaster sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn những dạng cấu trúc V-ing thông dụng. Cùng ôn tập nào!

1. Cấu trúc V-ing là gì?

Cấu trúc V-ing hay còn gọi là cụm V-ing là một cụm từ được tạo nên từ động từ kết hợp với đuôi “ing”. Nó làm nhiệm vụ như một danh từ trong câu.

2. Quy tắc thêm đuôi “ing” để được cấu trúc “V-ing”

Để tạo nên được cấu trúc V-ing, ta chỉ việc thêm đuôi “ing” vào sau động từ. Nhưng việc thêm đuôi “ing” cần đảm bảo những quy tắc dưới đây:

Quy tắc 1: Khi động từ kết thúc bằng chữ “e”

Khi động từ kết thúc bằng chữ “e” sẽ xảy ra hai trường hợp:

  • Nếu âm “e” đó là “e” câm, không được phát âm thành tiếng thì chúng ta bỏ “e” và thêm đuôi “ing”

Ví dụ: smile – smiling, take – taking

  • Nếu động từ kết thúc bằng âm “e” nhưng được phát âm thành tiếng thì chúng ta chỉ việc thêm đuôi “ing” sau động từ.

Ví dụ: free – freeing, tiptoe – tiptoeing

Quy tắc 2: Khi động từ kết thúc bằng chữ “l”

Với những động từ kết thúc bằng âm “l” mà đứng trước nó là nguyên âm, để tạo ra cấu trúc v-ing thì bạn cần gấp đôi âm “l” sau đó thêm “ing”

Ví dụ: travel – travelling, ravel- ravelling

null

Quy tắc 3: Nhân đôi phụ âm cuối sau đó thêm “ing”

  • Nếu động từ kết thúc bằng nguyên âm đơn và phụ âm nhưng chỉ có 1 âm tiết thì ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “ing” để tạo ra cấu trúc V-ing.

Ví dụ: put 🡪 putting; 

  • Nếu động từ kết thúc bằng nguyên âm đơn và phụ âm và có hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì ta chỉ việc nhân đôi phụ âm, sau đó thêm “ing”

Ví dụ: Stop 🡪 stopping; prefer 🡪 preferring

  • Nếu động từ có từ 2 âm tiết trở lên, kết thúc bằng nguyên âm đơn và phụ âm, trọng âm rơi vào âm tiết cuối thì ta chỉ việc thêm “ing” để tạo thành cấu trúc V-ing.

Ví dụ: open 🡪 opening

Xem thêm:

=> CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC IF ONLY VÀ SO SÁNH VỚI CẤU TRÚC WISH

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC HAD BETTER CHUẨN NHẤT VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

Quy tắc 4: Nếu kết thúc của động từ là chữ “c” thì chúng ta phải thêm “k” trước khi thêm đuôi “ing”.

Ví dụ: mimic – mimicking; panic🡪 panicking

3. Cách sử dụng cấu trúc V-ing trong tiếng Anh

Sử dụng cấu trúc V-ing trong tiếng Anh rất đa dạng. Dưới đây là những tình huống cụ thể:

3.1. Cấu trúc V-ing đứng đầu câu, làm chủ ngữ

Cấu trúc V-ing có vai trò như một danh từ cho nên nó có thể đứng ở đầu câu và đảm nhiệm chức vụ của  chủ ngữ.

  • Swimming is good exercise. 

(Bơi là một bài tập thể dục tốt.)

  • Parking is not allowed.

(Không được phép đỗ xe.)

null

3.2. Cấu trúc V-ing kết hợp với từ chỉ thời gian before, after, when, while, since để diễn tả thời điểm hành động xảy ra.

  • Ving + before/after: diễn tả hai hành động, một hành động xảy ra trước, một hành động xảy ra sau.

Ví dụ

We’ll swim before eating dinner.

(chúng ta sẽ bơi trước khi ăn tối.)

Or: We eated dinner after swimming.

( Chúng ta ăn tối sau khi bơi.)

  • When + V-ing diễn tả hai hành động cùng xảy ra tại một thời điểm.

Ví dụ:

I dropped my passport when getting off the fly. 

(Tôi đánh rơi hộ chiếu cùng lúc xuống máy bay.)

  • While + V-ing diễn tả một hành động đang diễn ra thì hành động khác xen vào.

Ví dụ: 

I found this website while looking for ideas about Japan. 

(Tôi tìm ý tưởng về Nhật Bản trong một khoảng thời gian thì bỗng nhiên tìm thấy trang web đó.)

  • Since + V-ing diễn tả thời điểm bắt đầu xảy ra hành động

I haven’t had a pleasant day since having a baby. 

(Tôi chưa có một ngày thảnh thơi từ ngày có em bé.)

3.3. Cấu trúc V-ing kết hợp với by/without/for dùng để diễn diễn tả cách thức xảy ra hành động.

Ví dụ:

  • We can do it without going to the office. 

(Chúng ta có thể làm việc mà không cần phải đến văn phòng.)

  • I use my computer for downloading film. 

(Tôi dùng máy tính để tải phim.)

3.4. Cấu trúc V-ing kết hợp với go/come 

  • Go+ving để nói về hoạt động thể thao hoặc giải trí.

Ví dụ: 

We going fruit-picking this weekend. 

(Chúng ta sẽ đi hái quả vào cuối tuần này.)

Let's go sailing next weekend. 

(Cùng đi chèo thuyền cuối tuần sau đi.)

  • Come + Ving dùng để mời ai đó cùng tham gia

Would you like to come skiing with me? 

(Bạn có muốn đi trượt tuyết cùng tôi không?)

Xem thêm:

=> CÁCH DÙNG CẤU TRÚC BECAUSE OF VÀ BECAUSE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

=> CẤU TRÚC THIS IS THE FIRST TIME, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP

4. Khi nào dùng cấu trúc to + Ving?

null

Cấu trúc to+ Ving được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • To + Ving khi dùng to để chỉ điểm đến không cụ thể ( from A to B)

 Ví dụ:

look forward to + ving = mong đợi đến sự kiện nào đó.

  • Verb + To + Ving

  • adjust to Ving: thích nghi với điều gì đó
  • object to Ving: phản đối sự việc nào đó
  • take to Ving: thích cái gì đó sau một thời gian thử
  • get around to Ving: làm việc gì đó khi rảnh
  • return to Ving: quay lại làm công việc nào đó

  • Adj + to + Ving

  • dedicated to Ving: tận tụy/ hết lòng với gì đó
  • Commited to Ving: quyết tâm với việc gì đó
  • accustomed to Ving…: quen thuộc với việc nào đó
  • opposed to Ving: không bằng lòng với việc gì đó

  • Noun + to + Ving

key to Ving: bí quyết để làm được việc gì đó

approach to Ving: phương pháp tiếp cận vấn đề

reaction to Ving: phản ứng với chuyện gì đó

commitment to Ving: sự cố gắng, quyết tâm để đạt được điều gì đó.

openness to Ving: Sự mở lòng để đón chờ việc gì đó

XEM THÊM: 

=> Phân biệt dạng động từ V BARE, V-ING và To V

 => 55 cấu trúc V-ing

5. Tổng hợp các cấu trúc Ving thông dụng trong tiếng Anh

null

  • Adimt + V-ing: Thừa nhận làm gì
  • Give up + V-ing: từ bỏ cái gì
  • Advoi + Ving: Tránh cái gì
  • Delay + V-ing: Trì hoãn làm gì
  • Deny + V-ing: Phủ nhận làm việc gì
  • Enjoy + V-ing: Thích làm gì
  • Finish + V-ing: Hoàn thành việc gì
  • Keep + V-ing: Duy trì việc gì
  • Resum+ V-ing: Tiếp tục việc gì
  • Suggest + V-ing: Gợi ý/ đề xuất làm gì
  • Hate + V-ing: Ghét làm gì
  • Allow + V-ing: che phép làm gì
  • Consider + V-ing: Xem xét làm việc gì
  • Love + V-ing: Yêu thích làm gì
  • Like + V-ing: Thích làm gì
  • Dislike + V-ing: Không thích làm gì
  • Dread + V-ing: Sợ phải làm gì
  • Quit + V-ing: Từ bỏ việc gì
  • Regrest  + V-ing: Hối hận việc gì đó
  • Miss + V-ing: Nhớ việc gì
  • Can’t bear + V-ing: Không thể chịu được việc gì
  • Can’t stand + V-ing: Ghét làm gì
  • Can’t help + V-ing: Không tránh được việc gì
  • Look forward to + V-ing: Mong đợi việc gì
  • Accuse of + V-ing: Buộc tội ai về việc gì
  • Insiston + V-ing: Khăng khăng đòi làm việc gì
  • Remind sb of + V-ing: Gợi nhớ cho ai đó về việc gì
  • Afraid of + V-ing: Sợ làm gì
  • Angry about/at + V-ing: Bực mình về việc gì
  • Good at + V-ing: Giỏi làm việc gì
  • Bad at + V-ing: kém làm gì
  • Bored with + V-ing: Chán làm gì
  • Dependent on + V-ing: Phụ thuộc vào việc gì
  • Excited about + V-ing: Háo hức về việc gì
  • Think of + V-ing: Nghĩ về việc gì
  • Thank for + V-ing: Cảm ơn về việc gì
  • Apologize for + V-ing: xin lỗi về việc gì
  • Confess to + V-ing: Thú nhận việc gì
  • Familiar with + + V-ing: Quen thuộc với việc gì

ĐĂNG KÝ NGAY:

6. Bài tập thực hành có đáp án

Bài tập 1: Chia dạng đúng cho động từ trong ngoặc

1. They are used to (prepare) new lessons. 

2. By ( work) day and night , My brother succeeded in ( finish) the job in time. 

3. Her doctor advised him ( give) up ( smoke).

4. Please stop (talk). She will stop (eat) lunch in ten minutes.

5. The children prefer ( play) games to ( listen) music. 

6. Quan like ( think) carefully about things before ( make) decision.

7. Ask her ( come) in. Don't keep her ( stand) at the window. 

8. My brother always think about (go) swimming. 

9. She looked forward to (see) you. 

10. My sister enjoy ( read) books.

Đáp án:

1. Preparing                                                        2. working - finishing            

3. to give up - smoking                                        4. talking - to eat

5. playing - listening                                            6. to think - making

7. to come - standing                                           8. going

9. Seeing                                                             10. Reading       

Bài tập 2: Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau

1. Yesterday, my brother didn't want to coming to the theater with them because he had already seen the film.

2. They're going to have a small party celebrating their house at 9 p.m tomorrow.

3. My father used to running a lot but he doesn't do it usually now.

4. Quang don't forget post that letter that his mother gave him this evening.

5. Tony tried to avoiding answering him questions last night.

 

Đáp án:

1. to coming ➔ to come (want + to Vinf)

2. celebrating ➔ to celebrate (have + to Vinf)

3. running ➔ run (use + to Vinf)

4. post ➔ to post (forget + to Vinf)

5. to avoiding ➔ to avoid (try + to Vinf)

XEM THÊM:

=> 50 CẤU TRÚC TIẾNG ANH THÔNG DỤNG TRONG MỌI KÌ THI

=> CÁCH PHÂN BIỆT CẤU TRÚC TO V VÀ V-ING BẠN NHẤT ...

Bài viết trên Langmaster đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan đến cấu trúc V-ing. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp và làm bài tập. Đừng quên cập nhật những kiến thức liên quan đến ngữ pháp tiếng Anh trên website https://langmaster.edu.vn/ hàng ngày nhé.

Nội Dung Hot

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học và trao đổi trực tiếp 1 thầy 1 trò.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình học được thiết kế riêng cho từng học viên.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh hoạt.

Chi tiết

null

KHÓA HỌC CHO NGƯỜI ĐI LÀM

  • Học các kỹ năng trong công việc: đàm phán, thuyết trình, viết email, gọi điện,...
  • Chủ đề học liên quan trực tiếp đến các tình huống công việc thực tế
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, có kinh nghiệm thực tế với tiếng Anh công sở.
  • Phương pháp học chủ đạo: Siêu phản xạ, PG (chuẩn hóa phát âm), PBL (Học qua dự án),...

Chi tiết

null

KHÓA HỌC OFFLINE TẠI HÀ NỘI

  • Mô hình học ACE: Học chủ động, Rèn luyện năng lực lõi và môi trường học toàn diện
  • Đội ngũ giáo viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC, cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Áp dụng phương pháp: Siêu phản xạ, Lập trình tư duy (NLP), ELC (Học qua trải nghiệm),...
  • Môi trường học tập toàn diện và năng động giúp học viên “đắm mình” vào tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Chi tiết


Bài viết khác